Hotline 24/7
08983-08983

Sốc phản vệ do bị bọ xít hút máu người đốt

Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa tiếp nhận bệnh nhân V. V. Đ. (57 tuổi, ngụ phường Tân Mai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị sốc phản vệ do bị bọ xít hút máu đốt trong lúc nằm ngủ.

Người nhà cho biết, ông Đ. đang ngủ thì thấy đau nhói sau gáy, kiểm tra thấy một loại côn trùng hình dáng giống bọ xít đang đốt vào gáy. Sau đó, ông Đ. rơi vào khó thở, lơ mơ và được người nhà đưa đi cấp cứu.

Khi đến phòng cấp cứu, ông Đ. rơi vào tình trạng khó thở, giảm phản xạ trên cơ, ngứa da vùng cổ gáy đầu mặt, mạch 116 lần/phút.

Xác bọ xít hút máu người được gia đình ông Đ. chụp lại

BS Trần Văn Hiền - Phó khoa Khám bệnh Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ độ 3, nghi ngờ do côn trùng đốt. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chống sốc của Bộ Y tế và thở oxy. Sau khi điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Loại côn trùng mà người nhà ông Đ. mô tả có khả năng là loại bọ xít hút máu người có tên khoa học là Triatoma rubrofasciata. Loại bọ xít này có xu hướng đốt máu trên mặt người nên còn được gọi là “kissing bugs”.

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, vòng đời phát triển của bọ xít hút máu người Triatoma rubrofasciata khoảng 300 ngày.

Hình ảnh bọ xít hút máu người

Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt; phần đầu hơi kéo dài; râu đầu có 4 đốt, đốt thứ hai dài nhất, đốt 3 và đốt 4 vuốt nhỏ lại giống như lông cứng, đốt 4 màu trắng sáng; phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi, có 3 đốt.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe sau khi bị côn trùng đốt thì ngay lập tức đến bệnh viện để được khám, điều trị, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X