Hotline 24/7
08983-08983

Số người hiến tạng tăng: Mừng hay lo?

Số người đăng ký hiến tạng năm 2017 tăng vọt trên 20.000 người. Điều đó đáng mừng hay lo? Bởi thực tế, người được cho là hiến tạng lại thực hiện các hành vi bán tạng nhiều hơn?

Vì sao người viết bài lại nêu vấn đề “thực hư số lượng người hiến tạng tăng”? Bởi thực tế, đến nay, cả nước mới chỉ có 82 ca người chết não hiến tạng, góp phần cứu sống được nhiều người suy gan giai đoạn cuối và gần 30 trường hợp suy tim đang sống khỏe mạnh.


Đố tượng Lộc vừa bị Công an TP.Hà Nội bắt giữ để điều tra hành vi môi giới mua bán tạng. Ảnh báo Dân trí.

Hơn nữa, Công an TP.Hà Nội vừa bắt giữ một nhóm người chuyên môn giới núp dưới danh nghĩa hiến tạng nhưng thực chất là môi giới bán tạng. Đối tượng bị bắt cũng đã từng “hiến tạng” theo dạng có đối tượng môi giới bán tạng. Thực chất đối tượng môi giới thu rất nhiều tiền của gia đình người cần tạng nhưng chỉ trả cho người “hiến tạng” khoảng 1/3 số lượng tiền đã thu của người cần tạng.

Một ca ghép tạng thành công. Ảnh interrnet.
Một ca ghép tạng thành công. Ảnh interrnet.

Nói như vậy, không có nghĩa là không có những người hiến tạng đúng nghĩa. Chúng ta thực sự vui mừng, số liệu của Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia thể hiện thông tin: Ở Ninh Bình có xã, huyện số người hiến tạng ngày càng tăng và cao nhất cả nước. Người dân địa phương này hiến tạng với đúng tinh thần và nghĩa đen của từ hiến tạng là “cho đi để nhận về” những yêu thương, những sự sống bền lâu… Đó là điều chúng ta hết sức trân trọng, nâng niu, gìn giữ và cần nhân rộng trong đời sống xã hội.

Quay trở lại vấn đề, hiến tạng nhiều là mừng hay lo? Chúng ta cần nhìn vào con số thực tế, GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam phân tích:  Với hàng chục nghìn người trong danh sách chờ được ghép tạng hiện nay thì số lượng ca chết não hiến, tặng mô, tạng trên cả nước còn quá ít. Mặc dù Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người có từ năm 2006, nhưng đến nay mới có 82 người chết hiến tạng. Trung bình mỗi năm chỉ có 10 người. Thiếu tạng ghép cũng là một cản trở lớn cho sự phát triển của ghép tạng ở Việt Nam. Thiếu tạng ghép còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội như nạn mua bán tạng và hơn nữa là nạn mua bán người...


Một ca ghép phổi thành công của Bệnh viện Nhi đồng. Ảnh internet.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia chia sẻ: Bệnh viện Việt Đức đã thành lập Ngân hàng Mô để lưu trữ các bộ phận ghép cho người bệnh. Với Ngân hàng mô này, khi có người chết não hiến tạng thì ngoài những tạng cần ghép ngay, ngân hàng sẽ lưu trữ những bộ phận khác như: Gân, van tim, xương, ruột… Mô hình này sẽ góp phần cứu sống nhiều người bệnh.

Đó là giải pháp, còn thực tế, số người chết hiến tạng để lưu trữ hiện nay nhiều hay ít? GS Sơn không trả lời thẳng vào vấn đề mà chỉ khẳng định, Ngân hàng Mô làm tốt được công tác lưu trữ…

Theo các chuyên gia đầu ngành về ghép tạng thì hiện tại ở Việt Nam, người hiến tạng phần lớn là liên quan đến mắt, thận, gan và tim. Giác mạc được đăng ký và thực hiến nhiều nhất; sau đến thận, gan và tim.

Theo GS.TS Phạm Gia Khánh, ghép tạng là biện pháp duy nhất để cứu sống những người bệnh giai đoạn cuối. Năm 2017 là năm có số lượng ghép nhiều nhất, cả nước đã ghép được 673 ca.

Theo Thời đại

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X