Hotline 24/7
08983-08983

Sợ hãi, khó chịu, bực bội... khi nghĩ đến chuyện đi làm, có phải tâm lý bất thường?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Hiện tại em sắp phải đi làm, tuy nhiên không hiểu sao khi nghĩ đến đi làm là em cảm thấy sợ hãi, khó chịu trong người, biểu hiện là đánh trống ngực, cảm thấy bực bội trong người. Thật sự thì hoàn cảnh gia đình em tuy không giàu có nhưng cũng đủ sống, cho dù em không đi làm thì em cũng vẫn đủ sống, với lại em xác định là em sẽ không lấy vợ, hoặc nếu có lấy vợ sẽ không sinh con. Em chia sẻ thêm là từ nhỏ em đã được cưng chiều, em nghĩ chắc vì vậy mà em không thích đi làm. Gia đình em bảo là nếu không đi làm thì em sẽ phụ trông cháu của chị em, rồi ra quán cà phê của anh em phụ trông quán. Bác sĩ cho em hỏi em có bị bất thường về tâm lý không ạ, vì em thấy hầu như ai cũng thích đi làm, đặc biệt là đàn ông?

Trả lời
Lo lắng khi nghĩ đến chuyện đi làm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lo lắng khi nghĩ đến chuyện đi làm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong cuộc sống mỗi người có một lựa chọn công việc khác nhau, cá nhân em thì không muốn va chạm với xã hội ngoài gia đình đến nỗi em chấp nhận giảm các nhu cầu trong cuộc sống của mình đến mức tối thiểu là không vợ không con để đáp ứng việc thu nhập thấp từ việc không đi làm. Nhưng cuối cùng gia đình em vẫn làm mọi cách để em phải đi làm.

Mặc dù là em không muốn đi làm nhưng nếu không có hỗ trợ thu nhập từ gia đình thì em không sống được chứ không gọi là đủ sống, vì em đâu phải trả tiền ăn tiền ở mà vẫn có lương cho sinh hoạt tối thiểu từ gia đình mà thôi.

Như vậy, cuối cùng em vẫn phải đi làm theo ý nguyện của gia đình, thì cách tốt nhất để trung hòa cho việc này là em nên khám thêm bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý trị liệu để được trao đổi trực tiếp với nhau, xác định vấn đề và gỡ nút thắt cho em, việc này không thể ngày 1 ngày 2 là hết, có khi bác sĩ Tâm thần nhận ra được em có rối loạn tâm lý có thể điều trị bằng thuốc thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc hỗ trợ cho em.

Em đừng quá sợ hãi hay dị ứng hai từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Và do đó, nếu nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh lý tâm lý - tâm thần thì tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. 

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn tâm lý là hội chứng đề cập đến một loạt các tình trạng về sức khỏe tâm thần - bao gồm tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Một số ví dụ về căn bệnh này là trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và những hành vi kì lạ.

Một số người thường xuyên lo lắng hoặc căng thẳng, nhưng đó vẫn chưa hẳn là rối loạn tâm lý. Nó chỉ thực sự trở thành bệnh khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện liên tục và ảnh hưởng đến đời sống của bạn, chẳng hạn như ở trường học hoặc nơi làm việc và các mối quan hệ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng rối loạn, hoàn cảnh và các yếu tố khác. Chúng có một điểm chung là cùng ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh.

Các ví dụ về biểu hiện của căn bệnh tâm lý này là:

- Cảm thấy buồn hoặc tụt tâm trạng;

- Khó tư duy và khả năng tập trung kém;

- Sợ hãi, lo lắng quá mức hoặc cảm giác tội lỗi theo hướng cực đoan;

- Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, quá phấn kích hoặc quá buồn rầu;

- Không tiếp xúc với bạn bè và các hoạt động thường ngày;

- Mệt mỏi, ít năng lượng, gặp vấn đề về giấc ngủ;

- Tách rời khỏi thực tế (ảo tưởng), hoang tưởng hoặc ảo giác;

- Không có khả năng làm những công việc thường ngày;

- Gặp khó khăn trong việc giao tiếp hoặc thông hiểu vấn đề;

- Lạm dụng rượu hoặc ma túy;

- Thay đổi lớn trong thói quen ăn uống;

- Thay đổi xu hướng tình dục;

- Thường xuyên bùng nổ tức giận, thù địch hoặc bạo lực;

- Có suy nghĩ về vấn đề tự tử …

Đôi khi các triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện dưới dạng thể chất, ví dụ như đau bụng, đau lưng, đau đầu hoặc những đau nhức không lí do khác.

Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn mắc phải, nếu bạn bị dạng nhẹ thì chỉ cần thuốc hoặc điều trị tâm lý một thời gian ngắn thì cơ thể sẽ phục hồi nhanh chóng.

* Thuốc không có khả năng chữa khỏi bệnh tâm thần, nhưng chúng thường cải thiện đáng kể các triệu chứng. Một số loại thuốc thường được kê đơn để hỗ trợ điều trị bệnh là:

- Thuốc chống trầm cảm;

- Thuốc chống lo âu;

- Thuốc ổn định tâm trạng;

- Thuốc chống rối loạn thần kinh…

* Tâm lí trị liệu còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, giúp bạn hiểu về tình trạng, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chính bản thân bạn. Từ đó, bạn có thể học được cách đối phó với chứng bệnh này.

Có nhiều loại trị liệu tâm lý, mỗi loại có cách tiếp cận riêng để cải thiện tinh thần của bạn. Tâm lý trị liệu thường hoàn thành trong vài tháng, vài năm hoặc tùy theo tình trạng bệnh.

* Chúng thường được dành riêng cho các tình huống mà thuốc và liệu pháp tâm lý không hoạt động. Điều trị kích thích não thường gặp bao gồm:

- Kích thích từ xuyên sọ;

- Kích thích não sâu;

- Kích thích dây thần kinh phế vị.

Không một biện pháp nào có khả năng ngăn ngừa bệnh tâm thần 100%. Tuy nhiên, nếu bạn đang lo lắng bản thân sẽ gặp rối loạn về tâm lý, hãy làm theo những chỉ dẫn sau:

- Tập cách kiểm soát căng thẳng và cảm xúc.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Tâm sự với người bạn tin tưởng khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu.

- Khám sức khỏe tâm thần định kì.

- Chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạch.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X