Hotline 24/7
08983-08983

Nôn (trớ) ở trẻ nhỏ

Nôn trớ là triệu chứng, trong đó thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài.

Đây là một triệu chứng hay gặp, nhất là ở trẻ còn ít tháng vì những lý do sau:
• Dạ dày bị đầy hơi
• Do đặc điểm về giải phẫu của cơ ở dạ dày
• Trẻ ở tư thế nằm hầu hết cả ngày
• Do quấn rốn quá chặt

Image
Ảnh: sưu tầm

Các nguyên nhân khác:

Nôn trớ do nhiễm khuẩn: xuất hiện đi kèm với các biểu hiện nhiễm khuẩn nhưng cũng có khi biểu hiện nhiễm khuẩn không rõ, cần phải tìm kỹ càng. Thông thường, nôn trớ đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, phân xấu, sút cân. Nhiễm khuẩn có thể ở ngay đường tiêu hoá (ỉa chảy), ở họng, có thể gặp trong các nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não. Xử trí: cho trẻ đi khám và điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Nôn trớ do sai lầm về ăn uống:

  • Ăn thiếu: Thường là trường hợp thiếu Sữa mẹ, đôi khi trẻ trớ vì Sữa pha loãng quá. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu không điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ. Xử trí: Cho trẻ bú mẹ lâu hơn, bú cả 2 bên. Nếu còn thiếu, cho ăn thêm Sữa bò. Chú ý cách pha Sữa không loãng và không đặc quá.
  • Ăn quá độ: Trẻ thường trớ ngay sau bữa ăn. Nôn trớ do ăn quá độ cũng có thể đi kèm với ỉa chảy. Do đó, thời gian đầu, thể trạng trẻ tốt, nhưng sẽ sụt đi nhanh chóng vì ỉa chảy. Xử trí: cho ăn giảm số lượng.
  • Do chất lượng sữa: Hay gặp ở trường hợp dùng Sữa bò.

Nôn trớ do dị ứng đối với Sữa bò hay thức ăn khác: Khi ăn, trẻ bị trớ, ỉa chảy, sốt, nổi mề đay. Xử trí: thay bằng Sữa bò hoặc thức ăn khác. Đến bệnh viện khám, điều trị giải mẫn cảm

Nôn trớ do dị tật bẩm sinh của đường tiêu hoá:

  • Dị tật thực quản: Thực quản bị hẹp, thực quản bị giãn, thực quản ngắn…
  • Hẹp phì đại môn vị: nôn trớ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 2-3 sau đẻ. Nôn vọt mạnh ngay sau ăn. thể trạng trẻ suy dinh dưỡng, suy kiệt dần, mất nước. Không thuốc nào chữa khỏi. Xử trí: Điều trị bằng phẫu thuật.
Nôn trớ do rối loạn thần kinh thực vật: Thường mắc ở trẻ dưới 6 tháng. Nôn trớ ngay từ những ngày đầu sau đẻ. Trẻ nôn trớ ngay trong lúc bú hoặc sau bú nửa giờ. Có trường hợp sau bữa ăn, bụng đầy hơi. Thăm khám không có gì đặc biệt, rẻ không bị sụt cân, phân bình thường. Xử trí: cho trẻ ăn đặc hơn bình thường. Sau ăn, bế trẻ thẳng người hoặc nằm đầu cao để hơi trong dạ dày thoát ra ngoài.

Nôn trớ trong trường hợp khác:

  • Nôn trớ vì ho: trong các bệnh hô hấp (ho gà, viêm amydal, viêm họng…).
  • Nôn trớ trong bệnh biếng ăn: trẻ sợ thức ăn nên trớ.

Bibi.VN
Cố vấn: Bác sĩ Phùng Đăng Việt, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung Ương

Theo Bibi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X