Hotline 24/7
08983-08983

Nối ống dẫn tinh - phương pháp để có con sau khi triệt sản nam

Triệt sản nam là hình thức can thiệp bằng cách thắt và cắt ống dẫn tinh chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh. Tinh trùng không di chuyển, đọng lại ở trong ống sinh tinh, mào tinh và một phần dưới ống dẫn tinh, sau đó tự tiêu và được hấp thu trở lại. Do đó, khi người nam phóng tinh thì chỉ có tinh dịch được tiết ra chứ không hề có tinh trùng, do đó người nữ sẽ không thể mang thai được.

Nối ống dẫn tinh - phương pháp để có con sau khi triệt sản nam - Ảnh minh họa

Nối ống dẫn tinh là gì?

Triệt sản nam là hình thức can thiệp bằng cách thắt và cắt ống dẫn tinh chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh. Tinh trùng không di chuyển, đọng lại ở trong ống sinh tinh, mào tinh và một phần dưới ống dẫn tinh, sau đó tự tiêu và được hấp thu trở lại. Do đó, khi người nam phóng tinh thì chỉ có tinh dịch được tiết ra chứ không hề có tinh trùng, do đó người nữ sẽ không thể mang thai được. Cắt ống dẫn tinh được coi là phương pháp triệt sản vĩnh viễn ở nam giới, và do đó đa số mọi người cứ nghĩ rằng khi đã đình sản thì quý ông vĩnh viễn mất đi khả năng làm cha.

Tuy nhiên sau một thời gian, một số người đã thực hiện thủ thuật trên lại mong muốn có con lần nữa vì con chết, hay lấy vợ hai. Khi đó, việc nối lại ống dẫn tinh sẽ phục hồi sự "thông thương" của ống này, có thể giúp họ đạt nguyện vọng.

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh

Ống dẫn tinh có thành khá dày, lòng ống rất nhỏ, có đường kính khoảng 0,3-0,4 mm. Vì thế việc nối không thể thực hiện bằng mắt thường, mà cần phải sử dụng kính hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại cao. Đây là kỹ thuật nối rất phức tạp vì đây là mổ gỡ và cô lập chỗ thắt. Lòng ống dẫn tinh rất bé nên để nối cho lưu thông phải tỉ mỉ, trình độ chuyên môn cao. Kết quả của phẫu thuật phụ thuộc vào tay nghề của phẫu thuật viên, phương tiện kỹ thuật.

Đặc biệt là thời gian đã thắt ống dẫn tinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thành công phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Nếu dưới 3 năm thì cơ may có lại tinh trùng trong tinh dịch là 97% và sau đó 76% bệnh nhân trong số này có thể có con. Nếu thời gian thắt ống dẫn tinh hơn 15 năm thì hiệu quả phẫu thuật sẽ thấp. Nói chung, 8 năm là mốc thời gian quan trọng đối với những người thực hiện phẫu thuật này. Nói chung, nếu được nối lại ống dẫn tinh dưới 8 năm, họ sẽ có trên 50% khả năng có con, còn trên 8 năm thì tỷ lệ thành công thấp hơn 50% nhiều.

Nhìn chung, phẫu thuật vi phẫu nối ống dẫn tinh cho kết quả ống dẫn tinh thông thường là 70-97%, và tỉ lệ có con sau phẫu thuật là 30-62%. Có lại tinh trùng trong tinh dịch không có nghĩa là sẽ chắc chắn có con. Điều này một phần là do bệnh nhân có thời gian thắt ống dẫn tinh lâu thường lớn tuổi. Tinh hoàn, cũng như mọi cơ quan khác, càng lớn tuổi càng chạy yếu, tinh trùng tạo ra cũng chậm chạp, bất thường nhiều hơn, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào khả năng sinh sản của người vợ, độ tuổi thích hợp để nối ống dẫn trứng nhằm tiếp tục sinh con là dưới 40 tuổi.

Do đó nếu khả năng thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh được tiên liệu là thấp thì bác sỹ sẽ khuyên bạn cân nhắc phương pháp sử dụng tinh trùng của người hiến, kể cả từ người quen của bạn hoặc từ ngân hàng tinh trùng. Hoặc bác sĩ có thể lấy tinh trùng từ mào tinh bằng cách sử dụng kim hút (chọc hút tinh trùng). Kỹ thuật này được sử dụng để thụ tinh trong ống nghiệm.

Nối ống dẫn tinh được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị mổ:

- Bệnh nhân được yêu cầu thử tinh dịch đồ trước khi mổ để chứng tỏ không có con tinh trùng nào, tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết khác.

- Nhân viên y tế giải thích các nguy cơ trước, trong và sau mổ cho bệnh nhân và người đại diện cho gia đình bệnh nhân…

- Cạo lông và vệ sinh cơ quan sinh dục.

- Chuẩn bị dụng cụ vi phẫu.

- Giảm đau: Tê tủy sống

Phẫu thuật

- Trước phẫu thuật, cần khám lại để xác định ống dẫn tinh đoạn trong bìu hay ở đoạn trong ống bẹn để xác định đường mổ chính xác, thuận lợi.

- Rạch da bìu: Đường giữa bìu.

- Bóc tác các lớp vào tìm ống dẫn tinh

- Phẫu tích 2 đầu của ống dẫn tinh đã thắt.

- Cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh sơ hóa.

- Bơm kiểm tra ống dẫn tinh đầu trên: Nong rộng long ống bằng kim luồn theo các số từ nhỏ tới lớn

- Hút dịch từ ống dẫn tinh đầu dưới làm xét nghiệm tìm tinh trùng

- Cố định 2 đầu ống dẫn tinh

- Tiến hành nối vi phẫu 2 đầu trên – dưới của ống dẫn tinh

- Cố định ống dẫn tinh vào cơ bìu, tổ chức xung quanh.

- Bên trái, tiến hành tương tự.

- Cầm máu kỹ.

- Đóng các lớp của bìu.

Thời gian trung bình cho một cuộc phẫu thuật từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi, bệnh nhân được gây mê nên không cảm giác đau.

Biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật nối ống dẫn tinh

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật nối ống dẫn tinh cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu). Ngoài ra cũng có thể có biến chứng: Nhiễm trùng vết mổ; Tụ dịch trong bìu (thuỷ tinh mạc), có thể cần phải dẫn lưu; Chấn thương các động mạch hoặc thần kinh trong bìu.

Chăm sóc điều trị sau mổ

- Sử dụng thuốc sau mổ: Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề. Về nhà dùng kháng sinh đường uống.

- Sau 2-3 ngày nằm viện, bệnh nhân có thể về nhà, đi lại, làm việc bình thường. Khám lại sau 1 – 2 – 3 tháng để đáng giá kết quả mổ.

- Chế độ dinh dưỡng nên cân đối đủ chất, tăng cường đạm để đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp vết mổ hồi phục nhanh hơn, ăn tăng cường rau củ quả để cung cấp vitamin tăng sức đề kháng, phòng nhiễm trùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X