Hotline 24/7
08983-08983

Nhức mỏi gan bàn chân: Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Trước đây có một thời gian em làm phục vụ ở nhà hàng, phải đứng rất lâu. Sau một thời gian đi làm chân em cảm giác nhức mỏi ở gan bàn chân, lan đến các ngón chân, bắp chân và đầu gối. Bây giờ em đã nghỉ việc nhưng chân vẫn không hết nhức mỏi mà cảm giác còn nặng hơn trước, đặc biệt là sẽ rất mỏi khi em sử dụng một chút bia rượu. Bác sĩ cho em hỏi đây là triệu chứng bệnh gì và nên đi khám ở đâu ạ? (Nguyễn Duy Kiên - kien.ng...@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Bình thường tĩnh mạch đưa máu trở về tim, các tĩnh mạch ở chi dưới có van 1 chiều để giúp cho dòng máu không bị ứ đọng ở phía dưới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là từ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.

Suy giãn tĩnh mạch sâu ở chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại ở chân sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... Nguyên nhân là do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên, do thoái hóa theo tuổi, tư thế sinh hoạt, béo phì...

Qua mô tả, bác sĩ nghi ngờ em bị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, em nên khám chuyên khoa mạch máu để được làm xét nghiệm chẩn đoán và hướng dẫn điều trị em nhé!
Thân mến!

Để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch bạn nên:

- Cần tạo thói quen duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống hợp lý,... Với những công việc có tính đặc thù phải ngồi lâu, đứng nhiều,...khi đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi có thể thay đổi công việc tránh việc đứng lâu khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

- Tăng cường vận động, thể thao bơi lội là phương pháp tốt nhất cho tĩnh mạch, yoga.

- Khi đi trên tàu xe, máy bay trong thời gian dài phải tạo tư thế ngồi thoải mái, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông. Vì vậy, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, co duỗi cơ chân.

- Không ngâm chân nước nóng vì khi nóng làm giãn mạch máu ngày nặng hơn.

- Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ.

- Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh: sưng, đỏ, đau, hoặc thay đổi màu sắc trên da chân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

- Bệnh suy giãn tĩnh mạch này sẽ giãn nở khi gặp nhiệt độ nóng, vì thế nên hạn chế ngâm chân ở nước nóng. Khi tắm nước nóng dưới vòi sen thì hạn chế đứng. Nên ngồi hoặc tắm trong bồn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X