Hotline 24/7
08983-08983

Lỗ xỏ khuyên bị bít lại sau 2 tháng ngừng đeo, nên làm gì?

Câu hỏi

Lỗ tai em đeo khuyên được hơn 1 năm rồi. 2 tháng trước do bị ốm nên hoa tai đen lại. Em tháo ra được khoảng 2 tháng, giờ nó bị bít lỗ rồi. Em phải làm sao ạ? Có cách nào xỏ lại lỗ khuyên tai không ạ?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong tình huống này, em có thể đến bệnh viện quận, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Tai Mũi Họng để được làm thủ thuật thông lại lỗ khuyên tai này một cách an toàn, ít đau và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, uốn ván, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Lỗ tai sưng đỏ sau 2 ngày xỏ khuyên, xử trí thế nào?

>>Mới xỏ khuyên tai mà ăn canh rau muống có sao không bác sĩ?

Quá trình chăm sóc sau bấm lỗ khuyên tai là rất quan trọng vì nó quyết định vết bấm của bạn lành nhanh hay chậm. Khi chăm sóc vết bấm cần lưu ý những điểm sau:

- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh vết thương.

- Sử dụng các chất vệ sinh vết thương như nước muối pha loãng để vệ sinh. Không nên sử dụng những chất có tính cồn mạnh để tránh gây tổn thương thêm vết bấm. Bạn có thể sử dụng gel chăm sóc vết bấm để nhanh lành vết thương hơn.
- Thấm khô vết thương bằng bông y tế sau khi vệ sinh.

- Không nên tháo khuyên tai và dùng những loại khuyên tai không rỉ trước khi vết thương lành hẳn. Vệ sinh vết thương thường xuyên 2 lần/ngày để vết bấm nhanh lành. Bạn nên buộc tóc gọn gàng để hạn chế tóc vướng vào vết bấm.
Vết bấm lành nhanh hay lành chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như chế độ ăn uống và chăm sóc. Tuy nhiên, với những vết bấm ở thùy tai (phần thịt) thì sẽ mất khoảng 5 - 8 tuần.

Các vị trí bấm lỗ tai khác như phần sụn tai thì sẽ mất khoảng 3 - 6 tháng thậm chí có thể lên đến 9 tháng. Nếu phát hiện vết bấm bị sưng tấy kéo dài sau khi bấm, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Vì vậy, để vết bấm mau lành, bạn cần có một chế độ chăm sóc vết thường hợp lý.
Một lưu ý nhỏ cho các bạn đó là hãy tìm chọn một địa điểm an toàn và uy tín khi bấm lỗ tai. Đặc biệt khi bạn muốn bấm tại những vị trí nguy hiểm như sụn tai trong, sụn tai ngoài, vành tai… Không nên bấm lỗ khuyên tai tại những địa chỉ thiếu uy tín và dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ trước khi bấm lỗ tai.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X