Hotline 24/7
08983-08983

Hôn môi thì có lây giang mai?

Giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum, các xoắn khuẩn giang mai này xâm nhập vào cơ thể, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm có thể phá hủy hết hệ thống nội tạng, sưng mủ ở tim, gan, tê liệt hệ thống thần kinh, gây mù lòa, câm, điếc, tử vong,… Chính vì vậy, việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để phòng tránh đồng thời phát hiện bệnh nếu nằm trong những nguyên nhân có khả năng mắc bệnh.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Câu 1: em làm xét nghiệm giang mai kết quả: RPR định lượng 1/4. TPHA định lượng 1/1280 em không có dấu hiệu bệnh xảy ra trước va sau khi xet nghiệm vậy em đang bị giang mai ở giai doạn nao? Có chữa được không?
Câu 2: Nếu khi đươc tiêm thuốc điều trị thì bao lâu mới xét nghiệm lại đươc? Và bao lâu có mới có thể quan hệ được binh thường? Và trong thời gian tiêm đủ thuốc theo phát đồ điều trị nhưng chưa có kết quả âm tính vậy khi "hôn" môi có thể lây cho đối phương không?

Trả lời:

Chào em,

Kết quả xét nghiệm của em cho biết RPR :1/4 và TPHA : 1/1280 cho thấy khả năng mắc bệnh giang mai của em là rất cao,và có thể bệnh đang ở giai đoạn tiềm ẩn.Việc em không có biểu hiện gì trước và sau khi xét nghiệm cũng không khẳng định được em có mang mầm bệnh hay không,trong thư em không nói rõ là em bị lây nhiễm bệnh từ đâu mà đi xét nghiệm giang mai,nếu không có hành vi nguy cơ lây nhiễm (quan hệ tình dục không an toàn,tiếp xúc với máu,dịch tiết của người mang bệnh…) thì em nên làm thêm xét nghiệm (FTA-ABS) để sàng lọc và phân biệt giang mai với các bệnh nhiễm trùng khác.

Tất cả các trường hợp mắc bệnh giang mai chúng tôi khuyên người bệnh nên điều trị khỏi dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai,vì giang mai có thể lây từ mẹ sang con qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ mắc giang mai bẩm sinh.Mắc bệnh giang mai khi đang mang thai có tác hại rất lớn đến thai nhi có thể gây tình trạng sảy thai,thai chết lưu hoặc tổn thương thần kinh của em bé.Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ sinh nôn và làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.Và đương nhiên sau khi điều trị khỏi bệnh em có thể mang thai bình thường.

Sau khi được điều trị thì khoảng 3 tháng người bệnh cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2  đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc.Trong qua trình điều trị phải kiêng quan hệ tình dục để không lây nhiễm sang bạn tình.Nếu không muốn bị tái nhiễm thì nên kết hợp điều trị cùng bạn tình.Khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và xét nghiệm đã hết mầm bệnh em có thể quan hệ tình dục trở lại và luôn sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhé!

Người bệnh cũng có thể lây bệnh khi ôm hôn,hoặc tiếp xúc thân mật với người khác,vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. Những hệ lụy của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất nghiêm trọng vì vậy chúng tôi khuyến cáo em khi quan hệ với bạn trai,với bạn tình cần sử dụng bao cao su để bảo vệ chính bản thân em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ nhiễm bệnh giang mai?

>> Bệnh giang mai có điều trị khỏi không?

Theo bác sĩ chuyên gia, con đường lây nhiễm giang mai khá phức tạp, phong phú, chính vì vậy có nhiều người có đời sống khá lành mạnh nhưng vẫn có thể mắc bệnh từ những nguyên nhân không ngờ tới:

→ Quan hệ tình dục

• Đây là nguyên nhân chủ yếu giúp xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người dể dàng. Giới trẻ Việt Nam hiện nay có đời sống tình dục phóng khoáng, quan hệ với nhiều người khiến con số các bệnh xã hội giai tăng.

• Tất các hình thức quan hệ bằng đường âm đạo, miệng, hậu môn đều trở thành con đường thuận lợi cho xoắn khuẩn tấn công.

→ Lây nhiễm qua đường máu

• Bắt đầu từ giai đoạn thứ 2, xoắn khuẩn giang mai không những cư ngụ ở bộ phận sinh dục, niêm mạc mắt, hậu môn, miệng mà xâm nhập vào đường máu và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

• Chính vì vậy, nếu bạn nhận máu, dùng bơm kim tiêm của người nhiễm xoắn khuẩn giang mai có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

→ Thông qua vết thương hở:

• Thông qua các vết thương hở giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể người tiếp xúc và gây bệnh. Đặc biệt, sau khi có những tiếp xúc với vết thương hở và đưa tay lên dụi mắt, đưa vào miệng hoặc chạm vào bộ phận sinh dục xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công và gây bệnh.

• Chính những hạn chế về kiến thức, mà nhiều người mắc bệnh họ cảm thấy hoang mang không biết lý do và chủ quan bệnh ở giai đoạn nặng mới phát hiện.

→ Qua vật dụng trung gian

Nói dể hiểu xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được ngoài môi trường khi rời khỏi cơ thể. Thông qua các vật dụng trung gian như nhà vệ sinh, khăn tắm, dao cạo râu,… xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm cho những người sử dụng sau.

→ Từ mẹ sang con

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, quá trình trao đổi chất của mẹ và bé hoạt động mạnh mẽ, do đó thông qua nhau thai xoắn khuẩn giang mai có thể lây cho thai nhi.

Bên cạnh đó, thông qua sinh thường, người mẹ mắc bệnh giang mai có thể lây sang con. Do xoắn khuẩn giang mai trú ngụ ở niêm mạc cổ tử cung, âm đạo và gây bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X