Hotline 24/7
08983-08983

Hơn 20 triệu người Việt dùng thực phẩm chức năng

Năm 2017, số người dùng thực phẩm chức năng đã tăng lên hơn 20 triệu (trên 21% dân số), song nhiều người lầm tưởng là "thuốc chữa bệnh".

Theo thống kê của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng. Năm 2000, ước tính chỉ khoảng 500.000 người Việt biết và sử dụng thực phẩm chức năng, chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM và một số đô thị lớn. Năm 2017, số người dùng thực phẩm chức năng đã tăng lên hơn 20 triệu (trên 21% dân số).

Cũng theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có 63 sản phẩm thực phẩm chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay, cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán thực phẩm chức năng. Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng thêm khó khăn.

Người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng cách
Người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng cách

TS Trần Đáng - Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, là một nước nhiệt đới với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt, chuẩn hóa quy trình sản xuất sản phẩm an toàn, hướng tới xây dựng ngành thực phẩm chức năng bền vững và phát triển tiến bộ. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học cũng liên quan mật thiết với quy định quản lý an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm chức năng. Vì các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở, bằng chứng khoa học trong công bố công dụng của sản phẩm, là căn cứ để các nhà quản lý cho phép công bố sản phẩm và quản lý việc quảng cáo đúng chức năng, công dụng thực tế của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người dùng và sử dụng sai mục đích, tốn kém và làm mất cơ hội điều trị.

Ngành công nghiệp thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang ở giai đoạn rất phát triển. Tuy nhiên các đơn vị sản xuất, kinh doanh, quảng cáo có nhiều vi phạm pháp luật.

Vi phạm phổ biến là quảng cáo sản phẩm sai sự thật, quảng cáo khi chưa được phép, thổi phồng công dụng, sản xuất không đúng với chất lượng như bản đăng ký công bố sản phẩm, hoặc sản xuất ở nơi không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhìn nhận nhiều người dân tin vào quảng cáo "thực phẩm chức năng chữa bệnh". Do đó họ từ chối sử dụng thuốc chữa bệnh khiến bệnh ngày một nặng. Khi tới viện thì đã lỡ thời gian vàng chữa bệnh khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Nghị định 15 quy định từ ngày 1/7/2019, tất cả cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP) sẽ không được tiếp tục sản xuất. Do đó, theo Cục trưởng Phong, cơ sở sản xuất nào không đạt chuẩn GMP sẽ phải đóng cửa.

Theo Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X