Hotline 24/7
08983-08983

GS Hoàng Chương: ‘Cải cách chữ cái hay mang thêm rắc rối cho dân’

GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cho rằng, đề xuất thay đổi bảng chữ cái chỉ mang thêm rắc rối cho người dân.

Đề xuất cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông đang tạo lên làn sóng tranh cãi trong dư luận. 

Đa phần ý kiến đều phản đối cho rằng việc thay đổi bảng chữ cái theo cách viết của PGS.TS Bùi Hiền là điều không cần thiết nhưng cũng có một số ý kiến đồng tình ủng hộ công trình nghiên cứu của vị nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội là góp phần “đổi mới cho giáo dục”.

Trước tranh cãi trên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS.Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, để có góc nhìn đa chiều.

Ông nghĩ sao về đề xuất rút gọn bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền đang được dư luận quan tâm?

Tôi cũng rất bất ngờ với đề xuất của ông Hiền. Đọc qua tôi cho rằng đây là việc làm không có ích, thậm chí chỉ mang lại rắc rối cho người dân. Tôi cho rằng đây không phải đề xuất cải tiến mà là đề xuất mang tính bước lùi.

Nhưng theo bày tỏ của tác giả Bùi Hiền thì việc rút gọn bảng chữ cái từ 38 còn 31 chữ sẽ có rất nhiều lợi ích. Ví dụ như: Thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ; tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính... Ông nghĩ sao về điều này? 

Xã hội - GS. Hoàng Chương: ‘Cải cách chữ cái hay mang thêm rắc rối cho dân’

GS Hoàng Chương

Chữ Quốc ngữ đã có từ hàng trăm năm nay, là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đồng hành cùng lịch sử dân tộc.

Để được như ngày nay nó phải hình thành, trải qua bao giai đoạn và giữ lại những gì tinh hoa nhất. Các bậc tiền nhân ngày xưa cũng đã từng nhấn mạnh về việc giữ gìn phát huy, ca ngợi sự trong sáng của tiếng Việt… Vậy thì hà cớ gì chúng ta phải thay đổi theo ý tưởng của một cá nhân.

Nếu theo ông Hiền đề xuất thì tất cả các cuốn sách có từ hơn 400 năm nay phải viết lại hết, người dân phải đi học lại hết. Thay đổi chữ viết, tiếng nói của một dân tộc là thay đổi thói quen là điều không dễ dàng, không thể chỉ dựa vào một ý tưởng nghiên cứu của một cá nhân.

Bản thân tôi không thể chấp nhận kiểu cải cách này. Tôi chỉ muốn lưu ý một điều rằng, đã là nhà khoa học chúng ta chỉ nên đưa đề xuất và nghiên cứu những gì hợp lòng dân, nghĩ đến cái lợi cho nhân dân chứ đừng mang rắc rối cho người dân.

Theo Nhất Nam - Người đưa tin

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X