Hotline 24/7
08983-08983

Em đang mang thai, bị "cường giáp dưới lâm sàng" nghĩa là sao ạ?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em đi khám ở BV Ung Bướu được làm xét nghiệm máu và kết quả như thế này: TSH 0.022 (0.27-4.94uIU/mL) FT4 1.92 (0.7-1.7ng/dL) TRAb (Anti-TSHR) <0.300 (<1.22IU/L) Đúng 10 ngày em đi xét nghiệm máu lại có kết quả như sau, em không hiểu mong BS giải thích giùm em. TSH 0.0154 (0.27-4.94uIU/mL) FT4 1.23 (0.7-1.7ng/dL) Anti-TPO 0.00 ( 0.00-5.61 lU/mL) Em mang thai 3 tháng, BS không cho uống thuốc, hẹn 1 tháng tái khám, đề là cường giáp dưới lâm sàng là sao ạ?

Trả lời
Xét nghiệm áu khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đối với phụ nữ có thai, như trường hợp của bạn, việc chẩn đoán cường giáp khó hơn so với người bình thường. Những triệu chứng của người có thai, đặc biệt là nếu có biểu hiện nghén nặng, rất giống với người bị cường giáp, đó là mệt mỏi, sụt cân, đổ mồ hôi, tim đập nhanh… bên cạnh những triệu chứng của nghén là nôn ói nhiều, khó ăn uống.

Những xét nghiệm của bạn cũng có thể là thay đổi thường gặp của người có thai với duy nhất TSH giảm thấp, chưa đủ để kết luận bạn có cường giáp. Đối với người bình thường, nếu TSH giảm thấp trong khi lâm sàng và các xét nghiệm khác bình thường, thông thường được chẩn đoán cường giáp dưới lâm sàng và theo dõi thêm - chỉ định điều trị tuỳ từng trường hợp đặc biệt.

Điều trị cường giáp trong khi có thai là vấn đề hết sức quan trọng bởi nếu điều trị không tốt có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Do đó bạn nên tái khám chuyên khoa Nội tiết kết hợp với ý kiến của BS Sản khoa để quyết định thời điểm thích hợp để điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Khi bị cường giáp thì nồng độ hormon thyroxin trong máu mẹ rất cao. Thyroxin gây ra các triệu chứng điển hình như tay run, nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim. Thyroxin đi vào thai nhi, tạo ra nồng độ cao trong máu thai, dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể gây dị tật, dị dạng thai.

Khi có thai mà bị cường giáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi. Riêng PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.

Khi bị cường giáp mà lỡ có thai thì không nhất thiết phải bỏ thai. Lúc này việc dùng thuốc ở người có thai cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Nếu chỉ bị cường giáp nhẹ thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà không cần dùng thuốc.

Trường hợp bị bệnh nặng hơn thì phải điều trị. Nếu dùng thuốc không đúng loại, không đúng liều thì thuốc thấm qua nhau thai, làm cho thai bị suy giáp. Thuốc dùng đúng là PTU (ít thấm vào thai) và chỉ dùng với liều thấp nhất có hiệu lực. Việc điều trị này nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa theo dõi.

Nếu điều trị nội khoa không được thì có thể điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật bướu giáp. Cách này ít được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai. Cũng không chữa bằng iod - phóng xạ, vì iod - phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X