Hotline 24/7
08983-08983

Em bị con chó liếm vào chân, không biết có sao không ạ?

Câu hỏi

Em bị chó liếm vào bàn chân khi đi sửa xe, không có vết thương hở nhưng da em có vài mụt đỏ đã lâu. Em rửa bằng nước rửa chén 3 lần. Sau khi rửa xong em lỡ chà tay vào môi.

Trả lời
Vậy em có sao không ạ và chà như vậy có khiến virus vào miệng không ạ? Sau 3 tiếng em bị muỗi chích vào đó, như vậy có sao không ạ.

Chó liếm vào chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chó liếm vào chân. Nguồn Internet

Bệnh dại chủ yếu lây qua người do nước bọt của chó bị dại dính vào vết thương hở thông qua vết cắn hoặc liếm. Trường hợp của em không thấy có yếu tố nguy cơ bị mắc dại do da không có vết thương hở hoặc trầy xước.

Hiện tại con chó liếm em chưa hẳn là chó dại. Nếu thật sự có virus dại trong nước bọt chó thì virus dại rất yếu và không thể tồn tại lâu dài trong môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ phòng ở môi trường bên ngoài thì virus dại sẽ chết sau vài giờ. Virus dại cũng kém bền vững trước những hóa chất khử trùng thông thường như xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn. Đó là lý do vì sao khi bị chó cắn cần rửa sạch vết thương với xà phòng trong 10-15 phút để tiêu diệt virus dại.

Do đó, nếu chó dại liếm vào bát, bát sau đó được rửa sạch với xà phòng và phơi khô thì virus dại sẽ không còn tồn tại được. Như vậy trường hợp của em không có yếu tố nguy cơ bị dại em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn.

Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng đầu tiên mất trung bình từ 35 tới 65 ngày. Triệu chứng đầu tiên có thể là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo đó là chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê nơi vết cắn và có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

Sau đó, những triệu chứng ở hệ thần kinh xuất hiện, bao gồm bị kích động, lú lẫn và lo lắng kèm theo sự hiếu động thái quá, những hành vi bất thường và mất ngủ. Chứng ảo giác, sợ nước, co giật cơ và tê liệt cũng có thể xảy ra.

Đáng tiếc rằng, nếu bệnh dại không được điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm, bệnh hầu như luôn dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

Nếu bạn bị động vật nghi nhiễm dại cắn, vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh dại. Ví dụ như bạn bị chó hoặc mèo cắn, con vật cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh dại thì không cần điều trị gì. Nếu con vật có triệu chứng bệnh dại, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.

HRIG được tiêm nửa liều một lần ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. HDCV được tiêm 5 liều vào ngày 0,3,7,14 và 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Điều trị nên tiếp tục thậm chí xuất hiện những phản ứng của vắc xin.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh dại:

- Nên liên lạc với bác sĩ hoặc nhân viên phòng cấp cứu để thông báo cho trung tâm sức khỏe địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết cắn của bạn;
- Con vật cắn bạn cần phải bị cách ly. Chó và mèo thường được theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu của bệnh dại;
- Nên gọi bác sĩ nếu bạn có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy) khi tiêm vắc xin bệnh dại;
- Luôn tuân theo liệu trình chữa trị của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.

BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X