Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị bệnh viêm phổi

Những dấu hiệu bệnh viêm phổi mà bạn đang gặp phải hoàn toàn có thể biến mất nhanh chóng nếu như được điều trị đúng cách và kịp thời.

Dấu hiệu bị viêm phổi

- Ho và sự thay đổi về màu sắc đờm: Ho có thể là triệu chứng sớm của viêm phổi, viêm phế quản hoặc các bệnh phổi khác. Tuy nhiên, với những người bị viêm phổi thì thường ho húng hắng, ho thành cơn và ho có đờm, một số trường hợp có thể bị ho khan. Ngoài ra, dấu hiệu bị viêm phổi có thể cho bạn biết đó là tình trạng ho có đờm, đờm màu rỉ sắt, đờm màu xanh, vàng, đôi khi có mủ mùi hôi và thối.

- Sốt: Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết bản thân đang bị bệnh viêm phổi. Sốt có thể thành cơn hoặc liên tục cả ngày kèm theo rét run. Những trường hợp có sức đề kháng yếu như suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính kèm theo có thể sốt cao lên tới 40-41 độ C.

Ngoài việc sốt cao, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng da đỏ lên, nóng ran, tím môi, tím đầu chi hoặc suy hô hấp.

- Đau tức ngực và khó thở tăng dần: Tùy thuộc vào từng người bị viêm phổi sẽ có cảm giác đau ngực tại vùng bị tổn thương nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tình trạng khó thở nhẹ hoặc nặng như thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp có thể diễn ra.

benh viem phoi
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như: hút thuốc; nhiễm trùng đường hô hấp - cảm lạnh, viêm thanh quản, cúm; bệnh phổi mạn tính; các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường; suyễn; có hệ miễn dịch yếu; bị HIV/AIDS hoặc ung thư; trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

Phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm phổi

Điều trị viêm phổi chủ yếu phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với một số trường hợp, viêm phổi có thể được điều trị tại nhà.

- Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: Tốt nhất bạn nên dùng kháng sinh.

- Điều trị viêm phổi do virus: Một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị tình trạng này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với viêm phổi:

- Nghỉ ngơi nhiều.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước.

- Hãy để cho mình ho vì đó là cách cơ thể bạn tống xuất vi khuẩn. Nếu ho làm bạn khó ngủ vào ban đêm, thở khó hoặc gây nôn, bạn nên uống thuốc giảm ho.

- Dùng acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin có thể giúp bạn giảm sốt và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy điều trị được nhưng cũng là bệnh khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ngoài ra, các đối tượng bị tiểu đường, nghiện rượu hay suy giảm miễn dịch cũng dễ bị viêm phổi hơn với các tác nhân gây bệnh khá đặc thù. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng sốt, ho đờm màu đục, đau ngực kéo dài, đặc biệt là sau đợt bị cảm cúm. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ uống nhiều nước, nghỉ ngơi để giúp phục hồi bệnh hiệu quả.

Theo Thành Luân - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X