Hotline 24/7
08983-08983

Điếc sâu, điếc 70%, nên cấy ốc tai điện tử hay đeo máy nghe trợ thính?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Một tai trái bị điếc sâu, một tai phải điếc 70%, nên cấy ốc tai điện tử hay đeo máy nghe trợ thính thưa bác sĩ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Mất thính lực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mất thính lực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ốc tai điện tử là một hệ thống điện tử phức tạp được cấy ghép vào bộ phận tai trong để kích thích dây thần kinh thính giác nhằm phục hồi chức năng nghe cho những bệnh nhân bị khiếm thính.  Phương pháp này giúp phục hồi thính giác cho những bệnh nhân bị nghe kém mức độ nặng sâu mà đáp ứng kém hiệu quả với máy trợ thính và các phương pháp điều trị khác.

Tuy nhiên, giá cấy ốc tai điện tử khá cao, không phải ai cũng có điều kiện cấy ốc tai điện tử (10,000 - 20,000 USD). Trong quá trình phẫu thuật cũng tồn tại nguy cơ bị tai biến, nhiễm trùng, chảy máu hoặc nặng nhất là liệt mặt… Do đó, cấy ốc tai điện tử chỉ dùng cho những trường hợp nghe kém rất nặng (khi máy trợ thính kém hiệu quả).

Để đánh giá nghe kém rất phức tạp và không thể dùng một thông số nào để đánh giá một cách toàn bộ. Thính lực đồ đơn âm chỉ cung cấp thông tin về khía cạnh nghe - ngưỡng cảm nhận thính giác. Trong thực tế là rất hiếm khi chúng ta nghe ở ngưỡng nghe đơn âm của chúng ta.

Do đó, chỉ định dùng máy trợ thính cũng cần được bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá lại và hiệu chỉnh máy cho phù hợp với từng bệnh nhân, bạn nhé!

 Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe thấy âm thanh một phần hoặc hoàn toàn ở một hoặc cả hai bên tai.

Lão hóa và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn là những yếu tố chính góp phần gây mất thính lực. Các yếu tố khác, chẳng hạn như ráy tai quá nhiều, có thể tạm thời làm tai dẫn truyền âm thanh kém.

Thính lực không thể phục hồi trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia để cải thiện thính lực.

- Máy trợ thính là một thiết bị điện tử bao gồm microphone, bộ khuếch đại, loa và pin. Máy sẽ tăng âm lượng vào tai, giúp bạn có thể nghe rõ hơn. Thiết bị trợ thính cũng được trang bị các thiết bị có thể phân biệt giữa tiếng ồn xung quanh, chẳng hạn như tiếng ồn trước và sau trong cuộc trò chuyện, tiếng xe cộ,… Máy trợ thính hiện đại rất nhỏ gọn và kín đáo, có thể đeo trong tai một cách dễ dàng.

Máy trợ thính giúp bạn cải thiện thính giác, nhưng không giúp bạn nghe lại âm thanh đã nói. Chúng thích hợp cho hầu hết mọi người, nhưng có thể kém hiệu quả đối với những người bị khiếm thính hoặc một số trường hợp đặc biệt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về thính giác để có thể chọn một máy trợ thính phù hợp với bạn.

- Bạn sẽ được áp dụng phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử nếu tai trong của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, ngay cả máy trợ thính mạnh nhất cũng không thể khôi phục được thính giác của bạn. Cấy ghép ốc tai điện tử không làm cho âm thanh to lên, nhưng nó sẽ giúp các tín hiệu đến trực tiếp dây thần kinh thính giác và bỏ qua các bộ phận bị tổn thương của tai trong.

Khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử, bạn sẽ được gắn một micrô sau tai và một ống nói nằm dưới da. Thông tin âm thanh sẽ đi đến ốc tai điện tử đặt ở tai trong. Phương pháp cấy ghép này giúp những người trưởng thành và trẻ em bị khiếm thính có thể giao tiếp với ngôn ngữ tốt hơn.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ mất thời gian để thực hành và làm quen với cách tiếp nhận âm thanh mới qua chiếc ốc tai điện tử. Khi quen dần, bạn sẽ giao tiếp được như người bình thường. Theo Tổ chức luật về sản phẩm và thuốc trong chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân cấy ốc tai điện tử có nguy cơ gia tăng viêm màng não do phế cầu cao, đặc biệt là nếu họ không được tiêm chủng ngừa bệnh phế cầu. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh nhân cấy ghép ốc tai điện tử nên được tiêm chủng ngừa phế cầu khi phẫu thuật.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X