Hotline 24/7
08983-08983

Nước bọt thường xuyên tiết ra, có chữa được không?

Câu hỏi

Em nuốt nước miếng phát ra tiếng kêu lỗ tai. Nước miếng lúc nào cũng chảy ra họng bắt buộc phải nuốt làm em không giao tiếp được với bạn bè. Ăn uống cũng phát ra tiếng kêu như vậy. Không biết đây là bệnh gì, có chữa được không? Mong bác sĩ giúp đỡ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tăng tiết nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như thói quen ăn thức ăn quá ngọt, nóng hoặc cay, tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai, sỏi tuyến nước bọt, viêm tuyến nước bọt, vệ sinh răng miệng kém, trào ngược dạ dày thực quản… Riêng vấn đề có tiếng động phát ra khi nuốt nước bọt có hai nguyên nhân thường gặp là rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm nhiễm hô hấp trên lan vào vòi nhĩ.

Nếu tình trạng gây khó chịu, em nên khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ xem xét tìm nguyên nhân và chữa trị em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Tăng tiết nước bọt khi ngủ, khám chuyên khoa gì?

>>Tăng tiết nước bọt là bệnh gì?

Theo nghiên cứu thì mỗi ngày có khoảng 800 - 1.500ml nước bọt được tiết ra. Với thành phần chính là chất nhầy và các men tiêu hóa, muối khoáng, protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu... nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt, làm ẩm ướt miệng, phân huỷ chất bột nhờ men amylase, sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể....

Nước bọt là chất dịch trong khoang miệng, có trách nhiệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, khi bị tăng tiết nước bọt quá nhiều thì có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau: Bệnh trào ngược dạ dày; Bệnh viêm tụy; Bệnh gan; Bệnh về răng miệng.

- Để giảm bớt tình trạng tăng tiết nước bọt, người bệnh hãy xem lại chế độ ăn uống của bản thân, giảm các thức ăn cay nóng, nhiều đường, quá mặn...từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su...

- Ngoài ra, việc thường xuyên uống nước và uống từng ngụm nhỏ cũng là cách giúp điều trị tăng tiết nước bọt hiệu quả.

- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh thức khuya và để cơ thể chịu quá nhiều áp lực, hãy dành thời gian giải trí sau ngày làm việc mệt mỏi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh và có hướng xử lý kịp thời cũng là cách phòng ngừa tăng tiết nước bọt hiệu quả.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X