Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu sau nhiều năm phẫu thuật vẹo vách ngăn, có cần phải mổ không?

Câu hỏi

Em bị vẹo vách ngăn, đã mổ năm 18 tuổi (năm nay 30 tuổi) ở Bệnh viện Tai Mũi Họng, đục 1 đường hẹp xuyên qua chỗ vách ngăn vẹo để thông lỗ thở. Sau khi mổ không còn tình trạng thở 1 bên nữa. Triệu chứng đau đầu giảm được 2 năm sau khi mổ nhưng sau đó vẫn còn và gần đây thì nặng hơn, đặc biệt chỉ đau khi nắng mưa thất thường, thay đổi đột ngột. Vậy có cần phải mổ không và nên mổ ở đâu?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Triệu chứng đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phẫu thuật điều trị vẹo vách ngăn giúp cải thiện khá nhiều tình trạng viêm mũi xoang tái diễn nhiều lần do tắc nghẽn. Tuy nhiên, viêm nhiễm vẫn có thể tái phát nếu bạn không giữ gìn sức khoẻ, cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Hiện tại bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng xoang mũi, kê toa thuốc điều trị để tránh viêm tái diễn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm mũi xoang là bệnh rất thường gặp trong các bệnh về tai mũi họng, có thể chiếm từ 20- 25% dân số. Viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tai giữa, viêm phế quản...

Khi bị viêm mũi xoang, người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao (nhất là ở trẻ em). Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.

Để phòng ngừa viêm mũi xoang cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.

- Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.

- Khi đi ra ngoài đường cần sử dụng khẩu trang không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

- Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.

- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm mũi xoang

- Tránh uống rượu, bia quá nhiều, vì nó làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề do vậy rất dễ đưa đến viêm mũi xoang.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng.

- Nên đi khám khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh..


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X