Hotline 24/7
08983-08983

Con người hay thiết bị?

Như vậy, không có bão số 11, cũng như không có áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào gây ảnh hưởng từ miền Bắc đến Miền Trung như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV).

Lũ quét khắp nơi tàn phá nhà cửa, tài sản và hơn trăm nhân mạng ở các tỉnh phía Bắc… và ngành khí tượng thủy văn tỏ ra bất lực trong dự báo. Ảnh: Hải Nguyễn.

Như vậy, không có bão số 11, cũng như không có áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào gây ảnh hưởng từ miền Bắc đến Miền Trung như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV).

Một lần nữa ngành KTTV đã tiên liệu thiếu chuẩn xác. Trước đó vài ngày là lũ quét khắp nơi tàn phá nhà cửa, tài sản và hơn trăm nhân mạng ở các tỉnh phía Bắc… và ngành này cũng tỏ ra bất lực trong dự báo.

Nhiều năm gần đây, trung bình mỗi năm, nước ta đón khoảng 10-15 trận bão, kéo theo đó là lũ quét với sạt lở đất, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản. Nguyên nhân thảm họa, thường được cho biết do “thời tiết cực đoan”, “biến đổi khí hậu”… nên ngành KTTV chưa dự báo được chính xác chi tiết thời gian, cường độ, phạm vi.

Lý lẽ này nghe quen, vì vậy từ lâu trên biển, ngư dân chỉ mở radio để ngóng thông tin dự báo gió bão từ các Đài phát thanh nước ngoài (phát bằng tiếng Việt); trên bờ thì người dân truy cập vào trang dự báo của Hải quân Mỹ, Hongkong, Nhật Bản… theo dõi lượng mưa, sức gió ở địa phương mình.

Theo ngành KTTV, cho đến nay, trên địa bàn cả nước chưa hoàn chỉnh mạng lưới trạm quan trắc đo mưa tại các khu vực vùng núi, thượng nguồn sông suối, nơi hình thành lũ quét, sạt lở đất và đo đạc truyền tin tự động hóa để có thể phản ánh được chính xác lượng mưa theo không gian, thời gian. Đồng thời do hạn chế, các mô hình dự báo mưa hiện nay chưa cho phép dự báo chi tiết, cụ thể và có độ chính xác cao ở các khu vực nhỏ, đặc biệt là vùng núi bị ảnh hưởng của địa hình…

Chưa kể thông tin số liệu đo đạc, điều tra, khảo sát về cấu trúc thảm phủ, lớp đất, tính chất cơ lý của đất, khả năng giữ nước… của các vùng có nguy cơ phát sinh lũ quét, sạt lở đất thường cũng không có, hoặc chưa được cập nhập thường xuyên... Và tất nhiên yêu cầu đầu tư lớn luôn được đặt ra, theo đó là con số tiền tấn mua sắm thiết bị cũng đã được tính đến.

Trong thực tế, trước năm 2002, mạng lưới quan trắc chỉ có gần 500 trạm trên phạm vi toàn quốc, đến nay số lượng trạm, điểm đo đã có: 236 trạm thủy văn, 174 trạm khí tượng, 3 trạm thu ảnh mây vệ tinh phân giải cao của Mỹ, Nhật Bản; nhiều ra-đa thời tiết… hiện đại không kém gì thế giới.

Thế nhưng dự báo bão, gió, mưa lũ vẫn cứ đều đều thiếu chính xác. Vậy nguyên nhân sự yếu kém đó là do thiết bị hay con người? Một khảo sát cần thiết và nghiêm túc đối với ngành KTTV đang cần được đặt ra gấp rút hơn lúc nào hết.

Theo Nguyễn Trung Hiếu - Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X