Hotline 24/7
08983-08983

Có nên tiếp tục làm ngành điện tử sau khi điều trị xong bệnh lao kháng thuốc?

Câu hỏi

Em chào BS ạ, Em đang trong giai đoạn điều trị bệnh lao kháng thuốc, đã điều trị được 18 tháng rồi ạ. Trước khi mắc bệnh em sửa đồ điện tử, máy vi tính, hàn điện. Vậy sau khi điều trị bệnh xong em có được đi làm lại ngành điện tử của em hay phải chuyển sang việc khác ạ? Em nghe nói bệnh lao nếu tiếp xúc với điện nhiều thì phổi bị hấp điện phải không ạ? Hiện em rất lo lắng, mong nhận được sự giúp đỡ sớm từ BS ạ, em cảm ơn rất nhiều.

Trả lời
Lao kháng thuốc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lao kháng thuốc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thợ hàn làm việc trong môi trường kín rất dễ tiếp xúc với khói hàn có nồng độ cao. Nếu không được “che chắn” kỹ lưỡng thì nguy cơ phát sinh bệnh tật là rất lớn. Khói hàn sẽ kích thích đường hô hấp một cách dữ dội, gây nên các bệnh hen suyễn, hen phế quản, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính… thậm chí là ung thư phổi.

Do đó bạn nên xem lại môi trường làm việc, cần thông thoáng và sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



“Kháng thuốc” là khi vi trùng lao trong cơ thể chúng ta kháng - chống lại với một hay nhiều loại thuốc lao. Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn gọi là “lao đa kháng thuốc”, và có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là “lao siêu kháng thuốc”. Tùy theo mức độ kháng thuốc mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.

Thời gian điều trị lao kháng thuốc có thể cần kéo dài đến 24 tháng. Điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp nhiều loại thuốc lao hơn bình thường, và các thuốc lao hàng hai dùng trong điều trị lao kháng thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, quá trình điều trị lao kháng thuốc sẽ phức tạp hơn, và cần được theo dõi nhiều hơn.

 Lao kháng thuốc có thể điều trị khỏi.

Mặc dù lao kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị lao thành công, nhưng tùy theo mức độ nhẹ, nặng, hay nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc mà BS sẽ lựa chọn phác đồ điều trị lao phù hợp cho bệnh nhân.

Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác (lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.

Những bệnh nhân bị lao phổi kháng thuốc cần hiểu rằng, họ sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị, hay khi họ bỏ trị lao kháng thuốc. Nếu bạn có người thân bị lao phổi kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, để giúp cho quá trình điều trị lao kháng thuốc có kết quả tốt đẹp. Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X