Chuẩn bị mang thai nên kiểm tra sức khỏe sinh sản như thế nào?
Em mới lập gia đình và muốn có con nhưng em muốn em bé của em sinh ra được khỏe mạnh nên em muốn chuẩn bị thật tốt sức khỏe trước khi mang bầu.
Em có một số thắc mắc muốn nhờ bác sĩ tư vấn giùm: Trước
khi mang bầu người mẹ cần phải tiêm những loại vắc xin phòng bệnh gì ? cần phải bổ sung dinh dưỡng
ra sao ? Những trung tâm y tế nào có dịch vụ tư vấn về sức khỏe sinh
sảncho bà mẹ và trẻ em ( ở TPHCM). Khi làm mệt uống viên C sủi Pluss hay Myvita có
tốt không ? Người bị đau bao tử có uống được không ? Em xin cảm ơn rất nhiều.
(Ngoc
Dung)
Chào bạn,
Khi bạn chuẩn bị mang thai, bên
cạnh những chuẩn bị về tâm lý và tài chính, một điều không thể thiếu là sự chuẩn bị về sức khỏe của
hai vợ chồng. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?
Sau đây là một số việc cần làm
theo thứ tự thời gian:
6 tháng trước khi mang
thai
Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì
đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm
trong giới hạn chuẩn. Chỉ số BMI - hay gọi là chỉ số khối cơ thể - được dùng để đánh giá mức độ gầy
hay béo của mỗi người. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao).
Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị Kg, chiều cao tính theo đơn vị Met.
- Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn
quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường
17%.
- Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
Bạn và chồng cũng cần thống nhất
về việc ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích... vì các chất này ảnh hưởng đến chất
lượng tinh trùng cũng như làm tăng các nguy cơ: sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, gây dị tật cho
thai nhi...
3 tháng trước khi mang
thai
Bạn có thể đi tiêm phòng một số
bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy
cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.
Nếu ở Hà Nội bạn có thể tiêm phòng
ở một số địa chỉ:
- Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế
Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh, điện thoại: 04.7730268
- Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế
Hà Nội - 50C Hàng Bài, điện thoại: 04.8229263
- Trung tâm tiêm chủng Quốc Tế - 4
Sơn Tây, điện thoại: 04.7339803
Nếu bạn ở TPHCM bạn có
thể tiêm phòng ở:
- Viện Pasteur TP.HCM tại số 282
Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 8 Quận 3 TPHCM
- Đội Y tế Dự phòng của các Trung tâm Y tế Quận Huyện..
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh
thai hoặc đang đặt vòng thì đây cũng là thời điểm thích hợp để dừng thuốc hoặc tháo vòng và chuyển
sang sử dụng biện pháp tránh thai khác thích hợp hơn (VD: bao cao su).
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn tiêm
vaccin ít nhất trước khi mang thai 1 tháng.
2 tháng trước khi mang
thai
Bạn và gia đình nên tẩy giun vì
bạn sẽ ko thể tẩy giun trong khi mang thai. Đặc biệt cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong
gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo ngược lại.
1 tháng trước khi có
thai
Bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên
Sắt và acid Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ xung Acid folic quan
trọng nhất là trước khi mang thai 1 tháng và sau đấy 3 tháng. Và tiếp tục uống acid folic kèm với
sắt đến khi sau khi sinh một tháng (Bạn nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, và acid
folic: 400mcg).
Ngoài ra hai vợ chồng bạn nên thu
xếp đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sỹ sẽ cho các bạn làm một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm công thức máu: Xem
bạn có bị mắc các bệnh về máu như: thiếu máu, bất thường tế bào máu... cũng như cho bạn biết nhóm
máu của mình.
- Xét nghiệm hóa sinh máu: Xem bạn
có bị mắc bệnh tiểu đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện các bất thường khác nếu
có.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các
yếu tố bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose, vi khuẩn...
- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình
thái học và phát hiện các bất thường các tạng trong ổ bụng như: gan, lách, tụy, thận, tử cung,
buồng trứng.
- Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh
về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
- Xét nghiệm một số bệnh lây
truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV...
- Khám phụ khoa: Phát hiện các yếu
tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như: Viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử
cung..
- Khám nha khoa: Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa.
Thao tác đơn giản là lấy cao răng sẽ giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh: viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng... vì nếu mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai hay thời kỳ cho con bú sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Ngoài các công việc nói trên, bạn
nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe -
hạnh phúc!
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình