Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chóng mặt, ù tai lớn, choáng váng... em bị bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em bị chóng mặt từ trước năm 2016 nhưng không nặng lắm. Đến khi em đi làm thì bị chóng mặt liên tục, cứ 1 tháng là bị nặng 1 lần, chóng mặt quay cuồng, ói phải nằm ở nhà không đi làm được. Em có đi khám, làm các xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, điện não, siêu âm tuyến giáp, chụp CT theo lời các bác sĩ ở bệnh viện thì kết quả là bình thường. Sau đó thì em nghỉ việc ở nhà, bệnh đỡ được hơn 2 năm. Đến thời điểm hiện tại, em đi làm được 7 tháng thì bắt đầu tái phát bệnh, ngủ dậy là em thấy đầu lâng lâng, choáng váng, sau đó là chóng mặt, ói liên tục, uống nước vào cũng ói ra hết, nằm nghỉ nguyên ngày ở nhà thì đỡ chóng mặt, nhưng nó cứ kéo dài ạ. Sáng em ngủ dậy là thấy choáng váng, kiểu muốn lên cơn chóng mặt, sau đó tai ù liên tục khá to, chỉ cần đụng vào tai, hay ngoáy tai, ngáp, cử động đầu, có người la lớn là em bị mất thăng bằng, choáng váng. Em đi khám thì bác sĩ chỉ bảo là rối loạn tiền đình tái phát, kê đơn thuốc rồi cho về. Nhưng triệu chứng chóng mặt cứ xảy ra hàng ngày khiến em rất mệt và khó chịu, không thể làm việc được. Không biết là em bị bệnh gì thưa bác sĩ, và có cách nào chữa dứt được bệnh không bác sĩ? Em cám ơn!
Trả lời
Bệnh Meniere do tăng bất thường dịch và ion nội môi ở tai trong, hội chứng biểu hiện bởi những đợt chóng mặt cấp, ù tai và điếc có nguồn gốc từ tai trong. Các cơn choáng váng có thể nhẹ hoặc nặng, và có thể kéo dài từ 20 phút đến cả ngày. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường bắt đầu nhiều nhất ở tuổi từ 30 đến 50.
Đây là bệnh mạn tính, căn nguyên chưa rõ nên cần kiên nhẫn theo đuổi điều trị, bạn nên tới khám tại bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc Nội thần kinh. Trong thời gian điều trị nên hạn chế muối, cà phê, thuốc lá và rượu bạn nhé!
Thân mến.
Bệnh Meniere là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến tai trong. Bệnh này có thể chỉ ảnh hưởng ở một bên tai nhưng đôi khi có thể cả 2 bên đều bị. Những người mắc phải bệnh này có thể sẽ bị ù tai kéo dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ bị mất thính giác vĩnh viễn. Chế độ ăn ít muối và sử dụng thuốc lợi tiểu được sử dụng để làm giảm áp lực tai trong. Tránh ánh sáng, xem TV hoặc đọc sách khi cơn đau diễn ra. Tập thể dục thường xuyên, hạn chế cả phê, rượu hoặc các chất có cồn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình