Hotline 24/7
08983-08983

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

Nếu không để ý khi trẻ bị sặc sữa, đường thở của bé có thể sẽ bị tắc nghẽn do sữa và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa

- Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

- Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.

- Trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Trẻ bị sặc sữa là tai nạn thường gặp nhất, có thể xảy ra bất cứ lúc nào như khi ép trẻ ăn trong lúc trẻ đang khóc hay khi trẻ bỏ những vật nhỏ vào miệng mà người lớn không biết.

Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa

- Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái, khóc thét.

- Phụ huynh có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng của trẻ, trẻ bị hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng, lúc này phụ huynh nên nghĩ ngay đến tai nạn trẻ bị sặc sữa.

- Trường hợp nặng, trẻ có thể bị ngưng tim, ngưng thở và có thể tử vong nếu không được xử trí sơ cấp cứu kịp thời.

Cha mẹ làm gì khi trẻ bị sặc sữa

Khi bé có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức.

Thao tác sơ cứu cơ bản khi trẻ bị sặc sữaThao tác sơ cứu cơ bản khi trẻ bị sặc sữa

- Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.

- Nếu trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

- Vỗ lưng, ấn ngực: Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

- Với những trẻ lớn hơn có thể đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn.

Một tay bạn đỡ lấy lưng bé, tay kia nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của trẻ, hướng lên trên. Trong trường hợp sau khi lấy đi dị vật, trẻ không thở lại được bình thưởng thì cần làm hô hấp nhân tạo cho trẻ.

Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X