Hotline 24/7
08983-08983

Cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Tính từ đầu năm 2012 đến nay, xảy ra gần 100 vụ ngộ độc thực phẩm làm khoảng 3.200 người mắc, 2.800 người phải nhập viện và 17 trường hợp tử vong.

Vậy chúng ta cần nên làm thế nào để nói không với nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Biểu hiện của bệnh


Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn. Các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Có 2 dạng ngộ độc thực phẩm:

Ngộ độc cấp tính:
Trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm cấp tính thì thường 30 phút đến vài ngày sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm sẽ có các biểu hiện như: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các hoá chất với lượng lớn.

Ngộ độc mạn tính: Trong trường hợp này bạn thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, như¬ng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích luỹ ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy như¬ợc, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mãn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mãn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hoá học liên tục trong thời gian dài. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng và biểu hiện cũng rất phức tạp.

Hàng rong là một trong những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây bệnh

Do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật: Đây là nguyên nhân phổ biến trong ngộ độc thực phẩm. Thường gặp do vi khuẩn gây bệnh thương hàn Salmonella và vi khuẩn gây bệnh lỵ Shigella, vi khuẩn gây ỉa chảy E.Co l) hoặc nhiễm các độc tố của vi khuẩn tụ cầu, hoặc các loại nấm mốc và nấm men…

Do ô nhiễm các chất hoá học: Tức là trong trường hợp người bệnh ăn phải các thức ăn ô nhiễm các kim loại nặng như do ăn các thức ăn đóng hộp hay ăn thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng. Các kim loại thường gây ô nhiễm như¬: Chì, Đồng, Asen, Thuỷ ngân, Cadimi... Cũng có thể là do người bệnh ăn phải các loại hoa quả có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng quá cao…

Ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Như ăn phải cá nóc độc, mật cá trắm, nấm độc…
Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biên chất, thức ăn ôi thiu: bởi một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như¬: Các chất Amoniac, hợp chất amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng...) hay các Peroxit có trong dầu mỡ để lâu hoặc dán đi dán lại nhiều lần, là các chất độc hại trong cơ thể. Các chất độc này thường không bị phá huỷ hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

Xử trí như thế nào?

Nếu bị ngộ độc nặng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh để đến khi quá muộn.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm căn cứ trước hết là hoàn cảnh xảy ra liên quan đến ăn, uống. Bệnh cảnh nhiễm độc có thể xảy ra sau năm mười phút đến vài giờ, thậm chí hàng ngày sau bữa ăn. Nếu là bữa ăn nhiều người cùng ăn thì việc có từ 2 người trở lên cùng ăn các thức ăn giống nhau, cùng bị bệnh và có các triệu chứng giống nhau giúp ta khẳng định chẩn đoán.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc như: đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy... cần làm cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài. Người bị ngộ độc mất rất nhiều nước, cần phải bổ sung kịp thời. Uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.

Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có máu. Sau khi bị ngộ độc, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe mau hồi phục. Trường hợp ngộ độc nặng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu khẩn cấp. Chú ý lưu mẫu phân, dịch ói, thức ăn để bác sĩ tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ

- Các bà mẹ cố gắng mua những sản phẩm còn tươi. Nếu là đồ đông lạnh thì hãy chú ý tới hạn sử dụng của thực phẩm ghi trên bao bì. Tuyệt đối không mua các thực phẩm có mùi vị bất thường.
- Mua sắm thực phẩm ở nơi càng gần nhà càng tốt. Khi mua về, dù chưa sử dụng đến, bạn vẫn cần sơ chế và bảo quản lạnh thực phẩm ngay.

- Hãy đặt các loại thực phẩm dễ bị hư, hỏng nhất lên trên cùng giỏ mua hàng để đảm bảo rằng chúng sẽ được sơ chế và bảo quản lạnh đầu tiên, khi bạn trở về nhà.

- Giữ thịt, gia cầm và thủy sản riêng biệt với thực phẩm khác để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ thức ăn.
- Không đặt thức ăn chín, hoặc nấu món ăn tại một nơi mà bạn đang đặt thịt, gia cầm hoặc hải sản sống.

- Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ.

- Khi rã đông, tốt nhất là để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh cho rã đông dần dần.

- Thực phẩm đã rã đông phải dùng ngay không nên cất để dùng tiếp lần sau vì dễ dẫn đến ngộ độc.

- Khi chế biến, phải nấu thật chín để đề phòng các loại vi khuẩn hoạt động mạnh trở lại sau khi thoát khỏi quá trình đông lạnh. Tuyệt đối không ăn những thức ăn còn tái.

- Đối với rau, củ, quả để tránh và hạn chế các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản tốt nhất lên dùng oxy già để sục rửa. Khi ngâm rửa rau, củ, quả bằng nước muối chỉ có thể diệt được một số loại vi khuẩn chứ không thể tẩy rửa hết các hóa chất bảo quản.

- Đảm bảo rằng thức ăn luôn được nấu chín kỹ và được bảo quản trong môi trường an toàn. Những món tái nên loại ra khỏi thực đơn. Không sử dụng một đĩa chung để đựng thịt tươi sống và thịt đã nấu chín.

- Rửa tay bạn sạch sẽ trước khi chế biến cũng như rửa tay cho trẻ trước khi ăn.

- Nhiều người có thói quen khi thức ăn thừa không hết thì cho ngay vào tủ lạnh để bảo quản và chỉ sau đó khi cần dùng lại mới đem đun nấu lại. Điều này là không nên, thức ăn thừa còn lại cũng cần đun sôi, đun nóng diệt khuẩn, sau đó để nguội mới cất vào tủ lạnh. Và khi cần dùng lại phải đun sôi lại một lần nữa.

Tủ lạnh chỉ là nơi kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể diệt khuẩn. Theo thời gian có những vi khuẩn thích ứng với độ lạnh của tủ lạnh, nó chỉ hoạt động chậm lại nhưng vẫn có thể nhân lên và tiết độc tố ra. Nếu thức ăn thừa không được đun nấu diệt khuẩn lại có thể có những vi khuẩn đã kịp xâm nhập, tiết độc tố vào thức ăn, lúc này đem để vào tủ lạnh chỉ làm nhân lên độc tố. Và khi cần dùng lại mới đem đun sôi thì cũng không thể làm hết được những độc tố đó.

- Nên thay đồ dùng để cọ rửa bát thường xuyên hoặc tiệt trùng bằng nước nóng hàng ngày.

AloBacsi.vn
Theo Ngọc Huyền - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X