Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Câu hỏi

AloBacsi ơi, tư vấn giúp tôi về dấu hiệu nhận biết, cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ạ. Khi bị ngộ độc có nên uống sữa để nôn ra không? Sau ngộ độc thực phẩm thì cần ăn uống như thế nào để hồi phục sức khỏe? Cảm ơn AloBacsi!

Trả lời

ThS.BS Khâu Minh Tuấn

ThS.BS Khâu Minh Tuấn

Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115

Ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc hoặc độc tố của chúng, một số hóa chất gây độc nhất định như: tetrodotoxin (ngộ độc so biển) là những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Ngộ độc thực phẩm có những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như: ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… và một vài trường hợp có thể sốt, đau cơ, ớn lạnh. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu nặng như sau: thường xuyên nôn ói, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục, tiểu ít hoặc không đi tiểu, tầm nhìn giới hạn, yếu liệt cơ, khó thở, lơ mơ…

Khi ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào, có thể uống nước muối pha loãng hoặc dùng tay rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Khi tiến hành gây nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Với người bệnh là trẻ em, người lớn ngộ độc đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì dễ gây sặc, nghẹt thở.

Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: sau khi người bệnh nôn và đi tiêu thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần phải bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol, nước chanh muối hoặc nước dừa tươi.

Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để điều trị.

Sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu, mộ số thực phẩm bạn nên dùng sau khi ngộ độc như:

- Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền, các loại trái cây mềm… để ruột tránh làm việc quá sức.

- Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:
 


Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần đến điều trị.

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn.

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng ngộ độc thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ;
- Hãy thử ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Bạn có thể húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffein;
- Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.

Khi sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Một số thực phẩm bạn nên dùng khi bạn bị ngộ độc thực phẩm như:

- Nước
- Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm, v.v.
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa (ví dụ: y
ogurt).


ThS.BS Khâu Minh Tuấn
Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X