Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân ung thư trải qua những giai đoạn tâm lý nào?

Tâm lý của bệnh nhân ung thư trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển quan trọng. Ban đầu, khi mới được chẩn đoán bệnh ung thư, họ khó chấp nhận sự thật này. Dần dần, họ dễ rơi vào tình trạng đau khổ, lo sợ. Để chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư thật tốt, chúng ta cần lưu ý những đặc điểm dưới đây.

1. Nỗi lo sợ

Nỗi sợ ở những bệnh nhân ung thư luôn không ngừng tái diễn. Chính điều này dẫn đến chất lượng cuộc sống dần kém hơn, họ đau khổ hơn, thiếu kế hoạch cho tương lai. Hơn nữa, chính nỗi sợ hãi ngập tràn ấy khiến họ luôn có hành vi né tránh kiểm tra, hoặc kiểm tra quá mức tình trạng bệnh lý của mình.

Để can thiệp vấn đề này, vai trò của các chuyên viên tâm lý là rất quan trọng. Liệu pháp chính cần được sử dụng là tăng cường kỹ năng để các bệnh nhân ung thư chinh phục, vượt qua chính nỗi âu lo của mình. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả ứng dụng của liệu pháp này là rất khả quan.

Tâm lý người bệnh ung thư thường trải qua giai đoạn sợ hãi, lo âu.

2. Cảm giác đau khổ và trầm cảm

Với một người vừa nhận kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cuộc sống của họ dường như hoàn toàn thay đổi và xáo trộn. Tương lai - thứ mà họ từng có vẻ rất chắc chắn khi vạch ra rất nhiều kế hoạch trước đây, bây giờ lại trở nên không còn chắc chắn nữa. Những ước mơ, khát khao dường như vùi chôn mãi mãi. Thế nhưng, nếu họ tự nhấn chìm mình trong nỗi buồn khổ này lâu dài, cuộc sống vốn bình thường của họ bỗng chốc trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, có đến 25% người bị ung thư mắc chứng trầm cảm đi kèm.
3. Cảm giác dằn vặt

Khi chấp nhận tình trạng bệnh của mình, tâm lý bệnh nhân ung thư thường chuyển sang giai đoạn tự dằn vặt bản thân. Nhiều người thậm chí tự nhấn chìm mình vào những cảm giác tội lỗi, khiến nỗi đau khổ của bản thân trào dâng đến tột cùng. Cũng chính điều này dẫn đến sự xuất hiện ngày càng cao của nỗi sợ tái ung thư.

Tâm lý của bệnh nhân ung thư thường tự dằn vặt bản thân trong đau khổ.

Theo nghiên cứu, 222 người còn sống sót trong giai đoạn I đến giai đoạn III ung thư vú, ung thư trực tràng, hoặc khối u ác tính, các báo cáo viên ghi nhận được vấn đề lớn nhất của họ là nỗi sợ tái phát ung thư ngay sau khi đã tiến hành các biện pháp y học điều trị. Để can thiệp nỗi lo âu này, liệu pháp thư giãn được đề xuất nhằm hướng bệnh nhân đến với những suy nghĩ, hành vi tích cực hơn. Nhờ đó, họ sẽ sống với tinh thần lạc quan nhất có thể để chống chọi lại với bệnh tật.

Mặc dù tâm lý của bệnh nhân ung thư có nhiều giai đoạn tiêu cực, điều quan trọng là cần có đội ngũ can thiệp tâm lý chuyên nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, áp dụng đúng liệu pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân ung thư vượt qua nỗi sợ hãi, trầm cảm, cảm giác dằn vặt của bản thân.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X