Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh cường giáp cần lưu ý gì khi có thai, thưa BS?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị cường giáp, chữa trị cách đây 2 năm, và bệnh của em đã được chẩn đoán là khỏi bênh, em cũng không còn dấu hiệu nào của bệnh nữa, chỉ có đôi khi hồi hộp thì tim đập hơi nhanh thôi. Nhưng em vẫn cố điều chỉnh, và trong khẩu phần ăn hàng ngày em cũng giảm iod để bệnh không tái phát. BS cho em hỏi 3 vấn đề ạ: 1. Em ở độ tuổi 25, lấy chồng được 6 tháng, hiện tại em đang muốn sinh con, em tham khảo trên mạng thì nên bổ sung vitamin tổng hợp, uống trước bầu để tăng khả năng thụ thai và chống tật ống thần kinh cho trẻ, em chọn thuốc bổ elevit nhưng thành phần thuốc có hàm lượng iod là 220mg. BS ơi, em từng bị cường giáp thì bổ sung thêm elevit có được không hay là mua loại thuốc khác hàm lượng iod thấp hơn ạ? 2. Bệnh cường giáp của em có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai và quá trình mang thai hay không? Em đang mong có con, nhưng chu kỳ hành kinh 2 tháng 1 lần, BS cho em lời khuyên để tăng khả năng thụ thai được không? 3. Em có nên uống thuốc điều kinh để tăng khả năng có con không ạ? Em xin chân thành cảm ơn BS. (Vân Anh - vananh…@gmail.com)

Trả lời

Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào bạn,

Cường giáp là bệnh tăng hoạt động của tuyến giáp, làm gia tăng chuyển hóa cơ bản, tăng nhịp tim. Nếu bệnh không được phát hiện điều trị sẽ sụt cân suy tim hay có biến chứng nguy hiểm là bão giáp.
Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh cường tuyến giáp khi đang điều trị cần tránh các thực phẩm. Kiêng ăn chế phẩm của sữa, kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, trà và các chất kích thích có chứa nicôtin, hút thuốc. Người bệnh phải kiêng ăn những thức ăn có hàm lượng iốt cao, trong ăn uống phải kiêng ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê… Thực phẩm giàu iốt gây tăng hoạt động của tuyến giáp. Bạn nên tránh ăn rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản giàu Iod khác.

Bạn đã được điều trị bệnh ổn định. Khi có thai nhu cầu cần thiết của Iod là 220µg. Bạn có thể uống Elevit với hàm lượng Iod 220µg. Điều cần lưu ý là khi có thai, do ảnh hưởng của nội tiết, chuyển hóa cơ bản của thai phụ tăng lên làm cường tuyến giáp nhẹ. Bạn cần khám thai đồng thời khám chuyên khoa nội tiết.

Khi bệnh lý tuyến giáp đã điều trị ổn định, khả năng rụng trứng sẽ ít bị ảnh hưởng. Trường hợp của bạn, kinh thưa, khả năng có rối loạn rụng trứng. Nếu có ý định có thai bạn nên khám lại chuyên khoa nội tiết nếu bệnh lý tuyến giáp đã ổn mới nên để có thai.
 
Uống thuốc cho đều kinh cũng không làm trứng rụng được nên không giúp ích cho việc có thai. Nếu để có thai sau 3-6 tháng mà không thành công thì bạn cần khám bởi bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn, khi có rối loạn rụng trứng sẽ được điều trị thuốc kích thích rụng trứng.

 
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X