Bao lâu có thể đi lại và chạy xe máy do gãy xương mâm chày?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Em năm nay 28 tuổi, mổ vỡ xương mâm chày ở Bệnh viện Việt Đức được hơn 3 tuần rồi. Vậy khoảng sau bao lâu là mình có thể tập đi lại như bình thường được ạ? Và sau bao lâu mình có thể đi xe máy được? Hiện giờ chân em đã gấp duỗi được bình thường, nhưng thỉnh thoảng lại nóng ở chỗ đầu gối và hơi đau một chút liệu có sao không ạ? Bác sĩ ghi trong sổ là đặt lại xương bắt 3 vis xốp. Sau 2 năm em tháo đinh liệu có được như bình thường không bác sĩ? Em chân thành cảm ơn!
Trả lời
Mâm chày là một bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối, khi người ta đứng và đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trong lượng cơ thể dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân, như vậy mâm chày là phần xương chịu sức nặng của cơ thể.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt nẹp vít cố định mâm chày cần điều trị tập vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động của xương như lúc ban đầu. Nếu không được tập vật lý trị liệu sớm xẽ để lại ảnh hưởng về chức năng vận động khớp gối như cứng khớp gối không lậy lại được tầm vận động và phải chịu dị tật suốt đời, teo cơ đầu đùi hoặc teo toàn bộ chân gãy dẫn đến liệt hoàn toàn.
Trường hợp không lấy lại được chức năng vận động khớp gối rẽ bị thái hóa khớp gối tuần hoàn máu không cung cấp đủ canxi và khoáng chất rễ gây hoại tử mâm chày.
Bệnh nhân có thể áp phương pháp tập vật lý trị liệu tại nhà sau gãy xương mâm chày như sau:
- Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường, dạng khép chân, tập ngồi dậy xoa bóp vùng khớp gối, di động xương bánh chè, ngốc cổ chân, ngón chân cơ tứ đầu đùi, theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù không…
- Từ 3 ngày đến 7 ngày: tự ngồi dậy xoa bóp cơ đùi, di động xương bánh chè, di động khớp gối, ngồi thả lỏng chân xuống nền giường và làm quen với nạng…
- Từ 7 ngày đến 10 ngày: xoa bóp khớp gối cho tăng tuần hoàn máu và di động khớp, tập gập duỗi khớp gối và gập tối đa nếu chịu được, tăng lực góc độ gập từ 10 độ tăng lên 30 độ.
- Từ 10 ngày đến 15 ngày: tập đứng và tập đi làm quen với nạng xoa bóp di động khớp gối, tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi, xoa bóp các nhóm cơ mặt sau cẳng chân, tập ép tăng dần góc độ.
- Từ 15 ngày đến 1 tháng: tập đi chịu lực chân gãy và tập đi cho máu lưu thông tăng sức chịu lực lên mâm chày và nhóm cơ tứ đầu đùi.
- Từ 4 tuần đến 8 tuần: tập đi kết hợp đeo tạ chân để mạnh các nhóm cơ cẳng chân và cơ tứ đầu đùi, chịu trọng lực cơ thể xuống chân yếu, vận động khớp gối tối đa để lấy lại tầm vận động, ngồi trên giường thả chân xuống gập duỗi tối đa vận động.
- Sau 2 tháng nếu tập tốt là có thể quay lại sinh hoạt và làm việc như bình thường, nhưng nếu muốn chơi thể thao thì phải tập thêm tùy môn thể thao. Nếu em kết hợp với kỹ thuật viên tập vật lý trị liệu thì sẽ phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi.
Như vậy, hiện tại tốt hơn hết em nên tái khám lại tại trung tâm phục hồi chức năng để bác sĩ kiểm tra khớp gối và chỉ em cách tập vật lý trị liệu thích hợp. Sau 2 năm bệnh phục hồi rồi thì em tháo đinh ra sẽ sinh hoạt như người bình thường thôi, em nhé.
Thân mến.
Xương mâm chày là một trong những phần
xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi
lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng
đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực
tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo,
khớp giữa xương đùi, xương bánh chè (xương phẳng). Do vậy khi mâm chày
bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh
hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn
lại. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình