Hotline 24/7
08983-08983

7 yếu tố khiến nhân viên cạn kiệt ý tưởng sáng tạo

Người quản lý chính là nhân tố quan trọng tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên. Trong các ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, người đứng đầu cần phải biết tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân bằng các ý tưởng sáng tạo, táo bạo và hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng làm tốt vai trò này, rất nhều người cấp quản lý còn mắc các sai lầm làm cản bước sự sáng tạo của nhân viên, điển hình là 7 điều sau.

Quản lý không làm tốt vị trí người đứng đầu

Là người đầu tàu nhưng bạn lại không làm tốt vai trò, vị trí người đứng đầu, thiếu gương mẫu trong mọi việc. Chẳng hạn như thiếu trách nhiệm, trễ giờ, trễ hẹn và thất hứa, tư duy làm việc cũ kĩ... Điều này vô tình sẽ làm cho nhân viên không phục và tệ hơn là có thể tạo nên tâm lí ỷ lại, lười biếng và thiếu trách nhiệm. Đó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự sáng tạo của bất kì nhân viên cấp dưới nào khi chính bản thân sếp của mình cũng vô kỉ luật, trì trệ và thiếu óc sáng tạo.

Quản lý khắt khe, vi mô

Cách quản lí kiểu “cầm tay chỉ việc”, khắt khe, tủn mủn, can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên khi đã giao việc cho họ là điều mà các ứng viên tìm việc làm ở Bình Dương, TPHCM hay Hà Nội đều cảm thấy lo sợ và cũng là ột sai lầm mà người ở vị trí quản lí nên lưu ý. Cách tốt nhất là hãy để mỗi người tự gánh vác trách nhiệm công việc mình đảm nhận. Quản lí chỉ đóng vai trò là người theo dõi, hỗ trợ để tạo mọi điều kiện cho nhân viên. Hãy để họ có được không gian và cách làm riêng của mình miễn sao kết quả và chất lượng công việc được đảm bảo. Điều đó sẽ giúp họ phát huy được hết khả năng và các ý tưởng sáng tạo trong công việc.

Ngoài ra, thường xuyên trách phạt, phàn nàn và phê bình nhân viên, nhất là trước nhiều người khác sẽ giết chết sự sáng tạo nhanh nhất.

Quản lý luôn chọn các giải pháp an toàn

Trong các cuộc họp trưng cầu ý tưởng của tất cả mọi người, quản lý hoặc người phê duyệt có xu hướng bác bỏ những ý kiến, giải pháp khác biệt, táo bạo và chọn ra quyết định cuối cùng mang tính an toàn, ổn định hơn. Đây sẽ là tín hiệu xấu để nhân viên nhận thấy rằng họ không nhất thiết phải sáng tạo. Lâu dần hình thành nên tâm lí ngại thay đổi, thích bình ổn, không dám bứt phá.

Không “thấu hiểu” nhân viên

Nếu thấu hiểu, nhà quản lý sẽ biết cách khơi gợi ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân bằng cách tạo điều kiện tối đa về lương thưởng và các chế độ đãi ngộ.... Khi được quan tâm và coi trọng, họ sẽ có nhiều hơn động lực để sáng tạo và cống hiến vì sức lao động của mình bỏ ra cho công việc là hoàn toàn xứng đáng.

Không tạo khoảng thời gian nghỉ ngơi

Sau một khoảng thời gian dài làm việc, bất cứ một người nào cũng cần có khoảng thời gian trống nghỉ ngơi, vừa dưỡng sức vừa làm mới lại bản thân để khởi động lại với nhiều ý tưởng hơn. Quản lí hãy là người tinh ý nhận rõ điều này để sắp xếp cho nhân viên một dịp nghỉ ngơi hợp lí tùy theo nhu cầu riêng của mỗi cá nhân hoặc cả tập thể. Đừng quá gò bó hay ép buộc họ phải theo đuổi hoàn toàn các hoạt động không mấy cần thiết của công ty và bắt họ làm việc liên tục không ngừng nghỉ.

Quản lí bi quan, thiếu năng lượng

Người quản lí được xem là “thuyền trưởng” của bộ phận đó, trách nhiệm là đôn đốc và truyền cảm hứng, truyền năng lượng tích cực cho các thành viên. Do đó, tinh thần của họ phải luôn ổn định, vững chắc và lạc quan. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ tác động lớn đến nhân viên, góp phần khơi nguồn sáng tạo cho từng nhân sự của mình. Nếu quản lý bi quan, thiếu năng lượng sẽ không thể truyền cho nhân viên những nguồn năng lượng tích cực để họ sáng tạo, thăng hoa với công việc.

Thiếu linh hoạt

Nguyên tắc là yếu tồ hàng đầu để giúp làm việc hiệu quả. Tuy nhiên việc quản lý quá coi trọng các nguyên tắc có phần cứng nhắc sẽ vô tình gây nên sự gò bó và có thể tạo nên tâm lí ức chế. Tốt hơn hết, một người quản lí giỏi muốn thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo của nhân viên cần phải linh hoạt, phù hợp với từng đặc tính của nhân viên nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng và tâm lí thoải mái.

Với cương vị quản lý, bạn sẽ làm thế nào thúc đẩy ý tưởng sáng tạo của nhân viên cấp dưới, để họ có cơ hội phát triển bản thân, sáng tạo không ngừng? Tìm hiểu và lưu ý tránh 7 sai lầm trên để không bị đi vào ngõ cụt khi mà những sai lầm dễ mắc phải sẽ kìm hãm sự sáng tạo của toàn đội. Trở thành người quản lí hiệu quả, được nhân viên yêu mến và muốn gắn bó lâu dài cũng chính là mục tiêu của bất kì vị sếp nào.

Đặng Hảo

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X