Hotline 24/7
08983-08983

4 lợi ích nếu tuân thủ kỷ luật khi làm việc

Bạn có hay cảm thấy bị gò bó với các điều luật khắt khe, bạn ước rằng giá như công ty hoặc sếp nới lỏng cho bạn để có thể thoải mái hơn... hoặc bản thân mình muốn “bứt phá các quy tắc” để được tự do thoải mái?

Có hai dạng kỷ luật: công ty (hoặc sếp của bạn) đặt ra và chính bản thân bạn tự đặt ra. Dù ở dạng nào thì tính kỷ luật luôn có sức mạnh thúc đẩy con người làm việc và thực hiện cho bằng được mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, sự tự do thoải mái của bạn vẫn nên là tự do trong khuôn khổ, trong nguyên tắc và kỉ luật. Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink cho rằng, người tuân thủ kỷ luật khi làm việc có được 4 lợi ích thiết thực sau, hãy cùng tham khảo nhé!

Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink

Động lực thúc đẩy làm việc và sáng tạo

Kỷ luật là những điều luật, quy định được công ty đặt ra nhằm để vận hành công việc và quản lý nhân sự. Ngoài ra, kỷ luật ở đây còn được hiểu là các quy tắc mà bản thân tự đặt ra cho mình để thực hiện mục tiêu đã đề ra bất chấp những khó khăn trở ngại, còn gọi là quy tắc đối đãi với bản thân.

Kỷ luật có một sức mạnh kỳ diệu, coi trọng kỷ luật sẽ được xem như là nguồn lực thúc đẩy làm việc và sáng tạo, không cho phép bản thân mình dễ dãi, lơi lỏng và sa đà vào những lý do cản trở công việc.

Tính coi trọng kỷ luật không tự nhiên mà có. Người nào có được yếu tố này là chứng tỏ đã được rèn luyện qua nhiều thử thách hoặc đã phải trả giá cho những sai lầm vì không tuân thủ nó gây ra.
Làm việc đạt năng suất cao, thực hiện được mục tiêu đã đề ra

Thành công thường cần một hành trình gian nan không dễ dàng để đạt được. Có nhiều yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Trong đó kỷ luật quan trọng hàng đầu giúp thúc đẩy quá trình làm việc. Người tôn trọng kỉ luật sẽ hăng say làm việc, loại bỏ được những khoảng “thời gian chết”, đó là khi chán nản hay ham vui, lười biếng, xao nhãng công việc.

Một người coi trọng kỷ luật sẽ dần hình thành thói quen tư duy độc lập. Họ tự biết làm chủ công việc và cuộc sống của mình mà không cần đợi sự thúc giục, quản lý hay bị chi phối bởi các lý do ngoài lề khác. Họ đã đặt ra mục tiêu là sẽ dồn hết tâm sức, quyết tâm thực hiện cho được dù có nhiều khó khăn, trở ngại. Người tuân thủ kỷ luật sẽ làm việc vượt qua được giới hạn năng lực bản thân nên sẽ dễ dàng vươn xa và nhanh đi đến mục tiêu.

Ít mắc sai sót, không thỏa hiệp với cám dỗ

Điều này không có nghĩa là họ hoàn toàn không mắc sai lầm. Tuy nhiên vì coi trọng kỷ luật nên họ sẽ rất cẩn trọng, chú ý đến các quy tắc khi làm việc. Điều này làm giảm bớt những sai sót, những sai lầm mắc phải trong quá trình làm việc. Họ biết chấp hành các quy chế của công ty song song với việc tự đặt ra cho mình các mục tiêu và thực hiện nó một cách nghiêm túc, tự giác, không dễ dàng thỏa hiệp với những cám dỗ mà sẽ chú trọng thực hiện cho bằng được kế hoạch cụ thể đã vạch ra chứ không dễ dàng từ bỏ.

Ngược lại nếu không coi trọng kỷ luật, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng làm việc cẩu thả, đại khái, thiếu cẩn trọng.

Người trọng kỷ luật rất nhanh tiến bộ

Thay vì kêu ca phàn nàn, họ sẽ chú tâm thực hiện tốt việc của mình và coi trọng các quy tắc khi làm việc. Bởi vậy, tuýp người này thường được sếp coi trọng và tin tưởng. Ngoài ra, người trọng kỷ luật thường là người quyết đoán, nhiều khát vọng và sẽ quyết tâm thực hiện cho bằng được bằng hành động cụ thể nên họ cũng thường ham học hỏi. Họ để ý và luôn tìm ra cách thức tốt nhất để giúp ích cho công việc. Những người có tính kỷ luật rất nghiêm khắc với bản thân, trải qua các quá trình tôi luyện tự xem xét nhắc nhở để trở nên tốt hơn, giỏi hơn từng ngày.

    Đặng Hảo

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X