Hotline 24/7
08983-08983

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân đã trưởng thành

Có người làm tình nguyện viên giúp đỡ những người tị nạn, có người làm nghiên cứu khoa học và có người tiếp tục giấc mơ làm vận động viên chuyên nghiệp của cha mẹ mình.

Tất cả bọn họ chỉ là những đứa trẻ con, có người thậm chí còn chưa được nhìn thấy ánh mặt trời khi cha mẹ họ là nạn nhân của vụ khủng bố đẫm máu 11/9/2011. Hơn 3000 đứa trẻ bỗng dưng trở thành mồ côi cha, mồ côi mẹ.

Đau xót hơn, họ còn được biết đến bằng cái tên "những đứa con của ngày 11/9." Và rồi 15 năm đã trôi qua, nỗi đau có thể đã nguôi ngoai ở đâu đó (hoặc không), nhưng với những đứa trẻ này, chắc chắn ký ức cuối cùng về cha mẹ sẽ theo họ suốt đời.

Bằng cách này hay cách khác, những đứa trẻ của 15 năm trước nay đều đã trưởng thành. Nhiều người trong số họ nhận thức rõ ràng về tính lịch sử của vụ tấn công khủng bố.

Họ hiểu được một điều không thể cứ mãi nhớ về quá khứ, day dứt về nó. Họ cần sống cho hôm nay, ngày mai và quan trọng là sống cho cha mẹ của họ, những người đã ngã xuống cùng nước Mỹ ngày 11/9.

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân nay đã trưởng thành ra sao? - Ảnh 1.Vụ tấn công khủng bố 11/9/2011.

Họ đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau. Có người làm tình nguyện viên giúp đỡ những người tị nạn, có người làm nghiên cứu khoa học và có người tiếp tục giấc mơ làm vận động viên chuyên nghiệp của cha mẹ mình. Tất cả "những đứa con của ngày 11/9" đang sống tốt hơn bao giờ hết như một cách để tưởng nhớ và tôn vinh cha mẹ mình.

"Vòng tròn định mệnh"

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân nay đã trưởng thành ra sao? - Ảnh 2.Ảnh hồi bé Lindsay chụp cùng cha.

Vào năm 2002, gia đình Lindsay Weinberg nhận được một cuộc gọi từ văn phòng y tế giám định thành phố New York, thông báo rằng họ đã xác định được hài cốt của cha cô trong số các nhận vụ khủng bố 11/9. Ông Steven Weinberg, khi đó đang làm công việc quản lý kế toán tại Trung tâm thương mại thế giới đã vĩnh viễn không thể trở về với vợ con.

15 năm sau, Lindsay từ một cô bé 11 tuổi đã trưởng thành và làm việc chính tại nơi phát đi cuộc gọi định mệnh ấy cho gia đình mình.

Đây có thể là một công việc buồn bã, chẳng ai muốn báo tin có người qua đời đến gia đình các nạn nhân, nhưng Lindsay vẫn quyết định làm nó. Đơn giản vì Lindsay đã trải qua khoảng thời gian tồi tệ, nên giờ đây cô muốn mình sẽ là người khiến những lời thông báo đó trở nên nhẹ nhàng hơn.

"Hãy cùng chia sẻ với nhau"

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân nay đã trưởng thành ra sao? - Ảnh 3.Thea và cha.

Thea Trinidad mất cha trong vụ khủng bố 11/9 khi cô mới chỉ 10 tuổi. Trong quá khứ, cha cô, Michael Trinidad là một nhà phân tích viễn thông, làm việc ở tòa tháp phía bắc trung tâm thương mại. Vào ngày xảy ra vụ tấn công, cha cô đã gọi cho mẹ cô để nói lời tạm biệt. Thea đã ôm nỗi đau đấy suốt 15 năm trời, cô gái luôn nghĩ mình phải làm được gì đó để vinh danh cha.

Thea nói rằng khi còn bé, cô và cha mình hay chơi trò chơi đấu vật. Đó là điều hai người chia sẻ với nhau nhiều nhất. Cô bé con khi đó chỉ thích nhảy nhót, trèo lên người cha và vật ngã ông ra khỏi ghế sofa.

Để tưởng nhớ cha mình, Thea đã chọn con đường trở thành vận động viên đấu vật chuyên nghiệp. Năm 2014, lần đầu tiên Thea được đặt chân lên sàn đấu vật chuyên nghiệp Madison Square Garden, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của cô.

"Từ những người tốt bụng"

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân nay đã trưởng thành ra sao? - Ảnh 4.Hai cha con Michael trong 1 trận đấu bóng chày.

Vài năm sau ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9, chiếc hòm nhựa đựng đầy những lời chia sẻ buồn gửi đến gia đìnhMichael Massaroli vẫn chưa hề nguôi. Những lời chia sẻ ấy đến từ khắp mọi miền trên nước Mỹ, thậm chí từ những nước khác.

Có lá thư của cả những người lạ, họ không hề biết đến gia đình anh, nhưng vẫn gửi những đi lời động viên chân thành nhất. Cha Michael lúc đó đang nắm giữ chức vụ giám đốc đầu tư của một công ty lớn. Ông qua đời khi Michael mới được 6 tuổi và em gái anh 2 tháng tuổi.

Michael chia sẻ rằng: "Tôi rất cảm kích khi mọi người quan tâm đến gia đình tôi nhiều như vậy. Tôi nghĩ mình phải cố gắng làm điều gì đó để báo đáp. Tôi nghĩ đến công việc có thể giúp đỡ cho cộng đồng." Vì thế ngay từ khi học trung học, Michael đã xin được làm thực tập cho một thành viên của hội đồng thành phố.

Bây giờ Michael đã 21 tuổi, anh vừa tốt nghiệp đại học George Washington và nhận được công việc tại một công ty chuyên xử lý các vấn đề tài chính cho khách hàng. Mơ ước cuối cùng của Michael là được làm việc trong chính phủ với cương vị là cố vấn hoặc trợ lý.

"Tiệm cà phê của mẹ"

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, những đứa trẻ mất đi người thân nay đã trưởng thành ra sao? - Ảnh 5.Anjunelly Jean-Pierre (trái) và chị gái.

Anjunelly Jean-Pierre đã từng có rất nhiều ước mơ. Cô gái dự định gia nhập quân đội, sau đó lại thích làm bác sĩ, và cuối cùng là trở thành luật sư. Thế nhưng Anjunelly chưa kịp lớn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, thì mẹ cô đã qua đời trong vụ khủng bố đẫm máu 15 năm trước.

Bà Maxima Jean-Pierre là một trong số các nạn nhân ở trung tâm thương mại thế giới, khi đó bà đang là quản lý điều hành của một quán cà phê đông khách.

Vài năm sau đó, Anjunelly đã vượt qua được nỗi đau mất mẹ, cô gái quyết định phải tiếp tục công việc của mẹ mình. Cô gái học một khóa ẩm thực, làm trợ lý đầu bếp cho một show truyền hình trên TV.

Hiện nay, khi đã trở thành người phụ nữ 34 tuổi, cô ấy được làm công việc rât đặc biệt: quản lý trong phòng ăn của các thành viên trong Quốc hội. Anjunelly nói rằng thật tuyệt khi nhìn thấy thức ăn đem mọi người đến gần với nhau hơn.

Theo Ngọc Vũ - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X