Hotline 24/7
08983-08983

Xử trí khi bé sặc sữa

(Alobacsi) - Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản làm tắc đường hô hấp, có thể gây tử vong. Do đó, cha mẹ cần sơ cứu ngay.

Các nguyên nhân gây sặc sữa

Hay gặp các trẻ ăn hay ngậm, hay cười, ho gậy sặc hoặc mẹ cho bú không đúng tư thế.


Xử trí khi bị trẻ sặc sữa

- Trường hợp nhẹ nếu trẻ bị sặc, ho nhiều, người tím tái, nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc to, bớt ho,chơi đùa được, có 2 khả năng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Lúc này, cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần bế trẻ lên và theo dõi vài giờ nếu thấy ổn không cần đưa bé đến bệnh viện.

- Trường hợp nặng nếu trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay dùng ngón trỏ và ngón giữa cho vào miệng bé đè lưỡi xuống đồng thời dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) để tống dị vật ra ngoài. Sau đó đặt nằm ngữa ấn tim chậm 4 -5 lần ( dùng ngón trỏ và ngón giữa ) và tiếp tục làm lại.

- Đối với trẻ có dấu hiệu ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt và nhanh chóng gọi cấp cứu hỗ trợ. Sau khi sơ cứu nên chuyển bé đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi.


Phòng tránh sặc sữa ở trẻ

- Không nên cho trẻ ngậm thức ăn.

- Không nên cho trẻ bú khi ngủ.

- Không đùa với trẻ khi đang bú.

- Mẹ nên ngồi cho con bú và bế cao đầu.

- Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay.

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

- Với những trẻ bú bình, khi bú nên nghiêng bình sữa để sữa ngập núm vú, trẻ không nuốt phải nhiều không khí, gây chướng bụng khó tiêu dễ nôn sau bú.

AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X