Hotline 24/7
08983-08983

Virus SARS-CoV-2 chủng Delta sẽ “hành” người bệnh COVID-19 bao nhiêu ngày rồi mới hết?

BS Trương Hữu Khanh cho biết những người bệnh COVID-19 có thể ở trong tình huống nào, mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Và với những người có triệu chứng nhẹ tương tự cảm cúm, số ngày bị bệnh là khoảng 10 ngày.

Tỷ lệ nhiễm COVID-19 không triệu chứng cũng giống như hồi trước. Kết quả thống kê trước đây là từ 60 đến 80% không có triệu chứng. Nhiều người rất mừng khi nghe điều đó nhưng khó một chỗ là khó phòng bệnh. Nếu người bệnh nào cũng dễ ho và sổ mũi thì người xung quanh dễ đề phòng hơn.

Nhóm không có triệu chứng từ 60 đến 80%, cho đến hiện nay, con số không thay đổi. Điều đó là tất yếu, khi một con virus thuần với con người, nó sẽ như vậy.

Nhóm thứ hai là nhóm có triệu chứng, được chia thành:

Nhóm có triệu chứng giống như cảm cúm: cho đến hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu trước khi có chủng Delta, họ phát hiện virus “hành” một người hơn 10 ngày, có một số người bị hành đến 20 ngày. Nhưng bây giờ, đa số virus chỉ hành một người đủ 10 ngày rồi rút đi.

Khi một con virus xâm nhập vào cơ thể người bằng đường hô hấp, virus sẽ hoành hành trong cơ thể người trong vòng 10 ngày khi cơ thể tạo ra kháng thể. Kháng thể sẽ bắt ngay con virus vì con virus này có cấu trúc nhân đôi. Cuối cùng con virus sẽ bị triệt tiêu.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu điều này cho nên sau này nhiều người thấy chỉ cần điều trị trong 10 ngày là họ có thể về nhà. Gần đây, bộ y tế có đưa ra hướng dẫn.

95% người bệnh khi mắc virus SARS-CoV-2 không cần thở oxy, 60 đến 80% không có triệu chứng.

Nhóm phải thở oxy: Chỉ có 5% bệnh nhân phải thở oxy khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Cho đến hiện nay, trên tổng kết số chỉ có những người nguy cơ nặng mới có khả năng rơi vào 5% thở oxy.

5% người đó là người trẻ tuổi nhưng bị thừa cân béo phì (trẻ tuổi nhưng không béo phì bệnh sẽ lướt qua nhanh), người có bệnh nền nhưng chữa trị chưa ổn định: tiểu đường không ổn định, suy thận không ổn định, ung thư ở giai đoạn phải truyền hóa chất, chạy thận cả đời, xơ gan… Đây là các bệnh kéo dài không ổn định, bệnh tim mạch không thể giải quyết được.

Một nhóm đối tượng nữa là nhóm người trên 65 tuổi, cho đến hiện nay nguy cơ với nhóm này vẫn giống như từ đầu cho đến giờ, không có gì mới hơn.

Vì sao số người chết ở Ấn Độ và Indonesia quá nhiều? Vẫn chỉ có 5%, nhưng nếu mình tính 5% của 1 triệu lại là vấn đề khác. 5% của một nghìn người là khác và 5% của 100 nghìn lại là vấn đề khác. Chiến lược phòng ngừa bây giờ là người trẻ phải biết phòng ngừa để người lớn tuổi, người có bệnh nền và người trẻ béo phì không bị mắc bệnh trong khi chờ đợi được chủng ngừa.

[DAP] Nhiều người hỏi số ca F0 nhiều hay ít ?

Nhiều người hỏi phát hiện hết F0 ngoài cộng đồng chưa ?

Nhiều người hỏi chừng nào hết dịch ?

Lúc đầu dịch nước ngoài nói Việt Nam có dịch nhưng giấu, tôi thường nói không thể giấu vì giấu thế nào cũng lộ ra số ca bệnh nặng và lúc đó đúng là chúng ta không hề có ca viêm phổi nặng nhiều.

Thời kỳ của dịch MERS cũng vậy, các chuyên gia nước ngoài cũng hỏi tôi và cũng được trả lời như vậy và họ cũng gật gù, có lý.

Bây giờ muốn biết số ca nhiều hay ít thì cứ đếm tất cả các ca bệnh nặng mỗi ngày, mỗi tuần so sánh tăng thế nào sẽ đoán khá chính xác ca còn ẩn trong cộng đồng, tốc độ tăng ca nặng cũng sẽ đoán được tốc độ tăng thực của ca F0.

Và nên biết mô hình bệnh tấn công vào ca nguy cơ thì nó đã âm ỉ trong cộng đồng khỏe mạnh lâu rồi.

Mô hình ca F 0 đã thay đổi thì chiến lược thu thập số liệu để đánh giá cũng nên thay, đổi rồi đến chiến lược huy động nguồn lây cho xét nghiệm, truy vết, điều trị phải thay đổi.

Người nguy cơ bị tấn công nhiều thì rất có khả năng người mắc bệnh tự hết cũng nhiều. Người mắc bệnh tự hết tưởng là F1 cứ lấy mẫu tìm kháng nguyên hoài không ra ai dè đã hết bệnh mà không biết thì làm sao dương được. Những F0 đã hết mà không biết thì phải phải xét nghiệm kháng thể mới biết, mà kháng thể dương tính thì đi cách ly làm chi cho mệt.

Bây giờ nên:

- Thống kê số F0 nặng tăng giảm mỗi ngày để biết mình vét F0 hiệu quả không?

- Nên dùng test nhanh kháng thể cho F1 hay nhiều để biết khu vực nguy cơ cao người ta đã bệnh và tự hết bao nhiêu rồi

Có 2 số này mới biết chiêu thức thế nào trong khi chờ vắc xin, chứ xét nghiệm, truy vết tràn lan thì mệt quá.[/DAP]

Trọng Dy (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X