Hotline 24/7
08983-08983

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. Do đó, việc nắm vững kiến thức về bệnh có ý nghĩa hết sức quan, giúp bạn nhận biết triệu chứng và phòng ngừa sớm.

1. Tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng

Tỷ lệ gộp của viêm loét dạ dày tá tràng là 1 trên 1000 người- năm trong dân số và tỷ lệ biến chứng loét là khoảng 0.7 trường hợp trên 1000 người-năm.

Tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu ành của viêm loét dạ dày tá tràng thay đổi tùy theo sự hiện diện của Helicobacter pylori (H. pylori). Tỷ lệ cao hơn ở các quốc gia có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao.

Loét dạ dày tá tràng gặp nhiều ở nam nhiều hơn nữ.

Lứa tuổi thường gặp từ 30 đến 50.

Loét tá tràng thường gặp nhiều hơn loét dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm phát hiện trên giải phẫu bệnh của dạ dày, thường ở lớp niêm mạc.

Loét dạ dày là những tổn thương có kích thước >= 5mm phá vỡ lớp niêm mạc và có thể tổn thương sâu hơn ống tiêu hóa.

Viêm chợt dạ dày là tổn thương có kích thước >5mm.

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

  • Nhiễm Hp (100% ở loét tá tràng, lên tới 80% loét dạ dày)
  • Thuốc: sử dụng NSAIDs, Aspirin,…
  • Stress
  • Rượu
  • Khác: dịch mật, nhiễm vi khuẩn khác, tăng eosinophil, chất ăn mòn,…
  • Vô căn
  • Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng

3. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

  • Không triệu chứng
  • Đau bụng vùng thượng vị: lan sau lưng, ngực, phần còn lại của bụng.
  • Loét dạ dày thường gây đau sau khi ăn, loét tá tràng thường gây đau hoặc nóng rát lúc đói.
  • Đầy hơi, mau no sau khi ăn lượng thức ăn nhỏ.
  • Buồn nôn, nôn, ợ nóng.

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non).

4. Xét nghiệm chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

a. Nội soi dạ dày: có thể thấy tổn thương

  • Phù nề - sung huyết
  • Chấm xuất huyết
  • Vết trợt, vết loét có xuất huyết hay không

b. Tầm soát Hp: cần ngưng kháng sinh 4 tuần, PPI 2 tuần

  • Test hơi thở với Carbon-13-urea
  • Nội soi sinh thiết, test urea nhanh (CLO test)
  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên

5. Khi nào bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày?

a. Chỉ định tuyệt đối

  • Trên 55 tuổi.
  • Triệu chứng báo động: thiếu máu, tiêu máu, tiêu phân xanh, xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính, ói nghi ngờ chít hẹp, chán ăn, sụt cân, đau bụng kéo dài.
  • Loét không đáp ứng điều trị.

b. Chỉ định tương đối

  • Khó tiêu ở bệnh nhân dưới 60 tuổi, không có các triệu chứng báo động.
  • Sử dụng NSAIDs/Aspirin liều thấp kéo dài.
  • Thiếu máu, thiếu sắt chưa giải thích được.
  • Giảm tiểu cầu vô căn ở người trưởng thành.
  • Kiểu tra kết quả điều trị H.pylori
  • Tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

6. Ai nên làm xét nghiệm Hp?

Nếu bệnh nhân có triệu chứng: khuyến cáo xét nghiệm tầm soát Hp ở bệnh nhân nghi ngờ có viêm/loét đang hoạt động, tiền sử loét dạ dày tá tràng.

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng: thường không cần tầm soát, chỉ thực hiện trên một số bệnh nhân có tiền sử gia đình ung thư dạ dày.

7. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

a. Diệt Hp

Giúp vết loét mau lành, ngăn ngừa vết loét tái phát và giảm nguy cơ biến chứng loét (như chảy máu), K.

Chỉ định: khó tiêu, bệnh nhân sử dụng NSAIDs, aspirin,… kéo dài, thiếu máu thiếu sắt vô căn, thiếu vitamin B12, u MALT dạ dày

Tuân thủ liệu trình điều trị, thường kéo dài 14 ngày

Tác dụng phụ: thường nhẹ, gặp ở 50% bệnh nhân. Chỉ có 10% bệnh nhân phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ. Bác sĩ điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc.

Có khoảng 20% bệnh nhân thất bại điều trị sau phác đồ đầu tiên.

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Vị kim loại (Metronidazole, Clarithromycin)
  • Nên tránh đồ uống có cồn (như bia, rượu) khi đang dùng metronidazole vì có thể gây đỏ da, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh.
  • Bismuth khiến phân có màu đen, và có thể gây táo bón.
  • Levofloxacin: buồn nôn, chóng mặt.
  • Nhiều phác đồ điều trị gây tiêu chảy và đau quặn dạ dày.

b. Ngưng tác nhân gây tổn thương dạ dày: rượu, thuốc lá.

c. Không lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs, Aspirin,…

d. Thuốc điều trị: Ức chế bơm proton (PPI), kháng Histamin H2, Antacid

PPI: thời gian sử dụng tùy thuộc đặc điểm vết loét, nguyên nhân (Hp, NSAIDs,…), biến chứng. Trên 90% lành vết loét khi kết hợp diệt Hp. 5-10% loét kháng trị với PPI.

Đối với loét tá tràng có thể 4-8 tuần. Loét dạ dày có thể 8-12 tuần.

PPI kéo dài: sử dụng khi loét dạ dày tá tràng khổng lồ (>2cm) và tuổi trên 50 hoặc nhiều bệnh đồng mắc.

Loét không do Hp và không do NSAIDs. Không diệt được Hp (bao gồm cả phác đồ cứu vãn).

Thường xuyên tái phát loét dạ dày tá tràng (>2 lần tái phát được ghi nhận mỗi năm). Hay cần sử dụng NSAID, aspirin kéo dài.

e. Giảm stress

  • Duy trì hoạt động thể chất.
  • Giữ mối quan hệ xã hội với người thân, bạn bè thông qua mạng trực tuyến.
  • Tập thở.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế xem thông tin gây nhiễu COVID-19.
  • Tìm kiếm hỗ trợ y tế.

f. Chế độ ăn uống

  • Ăn uống khoa học: Không bỏ bữa, ăn đúng giờ, không vừa ăn vừa làm việc.
  • Ăn uống lành mạnh: thực phẩm giàu chất xơ, rau, trái cây.
  • Men vi sinh
  • Ngưng rượu, thuốc lá.

8. Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng

  • Chảy máu tiêu hóa: tiêu phân đen, ói máu, tiêu máu.
  • Thủng dạ dày: đau bụng dữ dội và đột ngột.
  • Tắc nghẽn (hẹp môn vị,…): chướng bụng, khó tiêu, mau no, buồn nôn, nôn, sụt cân.
  • Viêm tụy cấp.

9. Sau điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nên làm gì?

Nội soi dạ dày đánh giá ổ loét sau 8-12 tuần.

Không cần nội soi lại đối với loét tá tràng nếu bệnh nhân không còn triệu chứng.

Kiểm tra Hp sau đợt điều trị nếu nguyên nhân viêm loét do Hp. Kiểm tra bằng test hơi thở, nội soi dạ dày hay xét nghiệm phân, thường 4-8 tuần tùy theo chẩn đoán. Không dùng xét nghiệm máu để kiểm tra.

Theo BS Phan Thị Thùy Dung, Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X