Hotline 24/7
08983-08983

Video giờ vàng cấp cứu đột quỵ và cách xử trí

Nếu bạn thấy 1 người xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân và mất thăng bằng đột ngột ngã xuống, bạn sẽ xử trí thế nào?

Khi gặp người đột quỵ, trong 3 giờ đầu tiên phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị. Trong thời gian chờ xe cấp cứu, người nhà bệnh nhân có thể sơ cứu tại nhà theo trình tự A-B-C.

Xử lý tại chỗ theo trình tự A-B-C:

A (Airway, đường thở): Kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không? Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật cần khai thông đường thở ngay lập tức; nới lỏng quần áo bệnh nhân.

B (Blood, máu): Xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không? Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến.

C (Circulation, tuần hoàn máu): Sờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không?

Nếu mạch còn đập, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Trong lúc đó, nên:
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới duỗi thẳng.
- Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.
- Nếu bệnh nhân ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi.
Lưu ý: Để bệnh nhân nằm cố định, tránh rung lắc mạnh gây vỡ mạch máu não đang bị tổn thương, khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Đặc biệt, không tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X