Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao Bismuth Subsalicylate trở thành “vũ khí” mới trong điều trị các rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe phổ biến trong cuộc sống, mặc dù không gây tử vong song các triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất người bệnh. Bên cạnh các giải pháp cổ điển, ngày nay hoạt chất Bismuth Subsalicylate là một lựa chọn mới với cơ chế đa tác động bao phủ, kháng acid & kháng khuẩn phù hợp để giải quyết triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, chướng bụng ở đường tiêu hoá trên hay bệnh tiêu chảy cấp của đường tiêu hóa dưới. Hơn thế nữa, Bismuth Subsalicylate còn được FDA phê duyệt sử dụng trong phác đồ 4 thuốc tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Đây là những nhận định của ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Giảng viên DH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại hội thảo khoa học “Cập nhật xu hướng xử trí các bệnh lý đường tiêu hóa” do tập đoàn RV Group & công ty Dược phẩm OPV tổ chức. Chương trình diễn ra dưới hình thức trực tuyến, thu hút hơn 650 dược sĩ, đại diện các nhà thuốc trên toàn quốc tham dự.

1. Rối loạn tiêu hóa - mối “đe dọa” thường gặp trong cuộc sống

Trong bài báo cáo đầu tiên, ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương cho biết, các rối loạn đường tiêu hóa trên có hai nhóm bệnh lớn là trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và khó tiêu. Trong đó, khó tiêu có hai nhóm nguyên nhân: do bệnh thực thể hoặc khó tiêu chức năng - không do loét. Trong đó, nhóm bệnh lý cụ thể làm rối loạn tiêu hóa trên, gồm bệnh ngoài tiêu hóa - đái tháo đường, xơ cứng bì, bệnh thần kinh cơ, thuốc… và bệnh tiêu hóa - loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh gan mật, bệnh tụy ngoại tiết.

Đáng lưu ý, hội chứng khó tiêu chức năng là thường gặp nhất, chiếm khoảng 55-60% các trường hợp (khoảng 30-35% còn lại là nguyên nhân bệnh thực thể). Tần suất gặp khó tiêu chức năng trên toàn cầu là 20% dân số, tại châu Á khoảng 23%. Trong đó, ảnh hưởng đến 40% người trưởng thành, và 10% trong số này cần chăm sóc về mặt y tế.

Mặc dù không gây tử vong, nhưng triệu chứng của hội chứng khó tiêu chức năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, tăng chi phí y tế với 10-30% trường hợp tái phát triệu chứng và có đến 30-50% cần điều trị thuốc.

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đánh giá: “Cơ chế bệnh sinh đa dạng, bao gồm yếu tố di truyền, chế độ ăn và lối sống, rối loạn vận động dạ dày - tá tràng; tăng cảm giác tạng; acid dạ dày nhiễm H. pylori, sau nhiễm trùng tiêu hóa; các yếu tố về tâm lý xã hội. Thậm chí, một số người còn kết hợp nhiều yếu tố gây bệnh cùng lúc”.

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đem đến chương trình hai bài báo cáo sinh động, thú vị về các rối loạn đường tiêu hóa trên và dưới thường gặp

Bên cạnh các rối loạn đường tiêu hóa trên, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dưới cũng đáng lưu tâm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Tình trạng này rất thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Về mặt khoa học, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ít nhất 3 lần/ ngày. Trong đó, người bệnh được xác định là tiêu chảy cấp khi thời gian dưới 4 tuần và tiêu chảy mạn là trên 4 tuần. Thực tế lâm sàng, ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương cho rằng, tiêu chảy cấp thường ổn định trong vòng 1 tuần.

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, đa phần là do vi trùng, điển hình như Shigella, Samonella, E. Coli, tả, C. perfringens. Ngoài ra, nguyên nhân còn do nhiễm siêu vi là rotavirus (thường gặp ở trẻ em); nhiễm ký sinh trùng Amibe, Giardia; do thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị đái tháo đường (Metformin), Sorbitol hoặc thức ăn; do các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa như cường giáp, đái tháo đường, bệnh hệ thống (lupus, viêm khớp dạng thấp, đang dùng kháng sinh kéo dài), HIV…

2. Rối loạn tiêu hóa trên và dưới, hướng tiếp cận của dược sĩ bắt đầu từ đâu?

Chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật nhấn mạnh, rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến, vì vậy việc tiếp cận và xử trí ban đầu từ các dược sĩ, nhà thuốc rất quan trọng, giúp điều trị hiệu quả cũng như giảm thiểu sự khó chịu cho người bệnh.

Đối với tình trạng khó tiêu chức năng (rối loạn tiêu hóa trên chức năng), cần xác nhận, chẩn đoán phân biệt với khó tiêu do bệnh thực thể. Cụ thể, khó tiêu chức năng thường bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng sau: buồn nôn; đầy bụng; ăn mau no; đau vùng thượng vị; nóng rát vùng thượng vị. Cùng với đó là không có bằng chứng bệnh thực thể (bao gồm nội soi). Các triệu chứng xảy ra ít nhất 3 tháng, khởi phát hoặc ít nhất 6 tháng trước khi được chẩn đoán.

“Thực tế, khi tiếp cận bệnh nhân có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, dược sĩ cần hỏi kỹ, có phải triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hay không, triệu chứng thường xuất hiện ở vùng dạ dày/ bụng trên/ thượng vị đúng không. Nếu cả hai đều đúng và bệnh nhân có sử dụng thuốc điều trị khác (tim mạch, dạ dày, tiểu đường) thì cần chọn thuốc ít nguy cơ tương tác.

Nếu bệnh nhân có thêm các triệu chứng báo động đi kèm thì cần đưa ra lời khuyên đến bệnh viện, vì khi đó nguyên nhân có thể không phải là chức năng mà là bệnh thực thể. Trong đó, các dấu hiệu nguy hiểm cần nhớ đó là: sụt cân không chủ ý; nuốt nghẹn, nuốt đau; ói máu/ tiêu ra máu; sờ thấy u bụng; buốt mót; vàng da; mới khởi phát ở người từ 40 tuổi trở lên; tiền sử ung thư dạ dày, đại tràng trong gia đình; thiếu máu” - BS Lưu Phương hướng dẫn.

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng khoa Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối với tình trạng tiêu chảy cấp, theo BS Lưu Phương, khi tiếp cận bệnh nhân, cần đánh giá tình trạng mất nước. Nếu mất nước nặng mạch rất nhanh (có thể trên 100 lần/ phút) hoặc tụt huyết áp. Mất nước nhẹ, người bệnh rất khát nước, tiểu ít, khô môi, miệng, lưỡi. Trong khi đó, nếu mất nước nhẹ, người bệnh chỉ khát nước, không bị khô môi, khô miệng hay khô lưỡi.

Song song đó, đừng quên xác định người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Trong trường hợp người bệnh tiêu chảy kèm sốt cao trên 38,5 độ, đi cầu đàm máu hoặc có bệnh lý đi kèm (ví dụ tiêu chảy cấp kèm theo tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi mạn tính), hoặc người lớn tuổi, trẻ dưới 5 tuổi cần nghĩ đến tiêu chảy do nhiễm trùng. Sau khi đánh giá, ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiêu chảy cấp đó là bù nước, điện giải và tiếp theo là điều trị triệu chứng.

Trong điều trị triệu chứng, BS Lưu Phương đặc biệt nhấn mạnh cần có giải pháp bảo vệ hàng rào ruột. Riêng đối với những trường hợp tiêu chảy nghi do nhiễm trùng cần được sử dụng kháng sinh và nên khuyên người bệnh đến cơ sở y tế.

3. Nhờ đâu Bismuth Subsalicylate trở thành “vũ khí” mới trong điều trị các rối loạn tiêu hóa?

Chiến lược điều trị rối loạn tiêu hóa trên tùy thuộc vào cơ chế bệnh sinh và từng cá nhân người bệnh. Song, tựu chung lại chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bên cạnh các lựa chọn điều trị cổ điển bằng thuốc ức chế tiết acid, trợ vận động, BS Lưu Phương đánh giá cao sản phẩm chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate của RV Group và cho rằng đây sẽ là một lựa chọn mới với các cơ chế phù hợp để giải quyết các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa trên.

Chuyên gia cho biết Bismuth subsalicylate được Mỹ và châu Âu sử dụng từ khoảng 120 năm về trước để tiệt khuẩn trong các vụ dịch như dịch tả. Tại Việt Nam, mặc dù mới “du nhập” nhưng được các chuyên gia ưu ái lựa chọn.

Qua các nghiên cứu và ứng dụng thực tế, BS Lưu Phương cho biết, Bismuth subsalicylate sẽ “đánh” vào 3 cơ chế.

• Với khả năng trung hòa acid dạ dày, hoạt chất sẽ giúp giảm triệu chứng đau và kích ứng dạ dày.

• Với khả năng trung hòa và hấp phụ các anion kích thích dạ dày, đặc biệt khi sử dụng ở dạng viên nhai và hỗn dịch uống sẽ giúp giảm kích ứng, giảm viêm dạ dày và giảm triệu chứng.

• Với khả năng kháng viêm tại chỗ sẽ là “vũ khí” để giảm viêm và kích ứng dạ dày.

Đặc biệt, Bismuth subsalicylate có khả năng ức chế đặc hiệu vi khuẩn H. pylori. Hiện nay, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho sử dụng Bismuth subsalicylate với kháng sinh trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Một đặc điểm đáng quan tâm của Bismuth subsalicylate đó là giúp bảo vệ hàng rào ruột - giải pháp quan trọng trong điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp. BS Lưu Phương cho rằng, sở dĩ Bismuth subsalicylate có tác dụng bảo vệ hàng rào ruột khi bị tiêu chảy là nhờ vào khả năng hấp phụ tốt, giúp thấm hút các nước trong lòng ruột, làm cô đặc phân và gắn kết tác nhân gây bệnh như vi trùng, virus, độc tố.

Bên cạnh đó, tác dụng cổ điển nhất của Bismuth subsalycilate đó là khả năng ức chế các vi khuẩn đường ruột, có khả năng giảm viêm tại ruột và giảm tiết dịch ruột, giúp giảm triệu chứng tiêu chảy. Qua đó, Bismuth subsalicylate giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy do nhiễm trùng nhẹ. FDA cùng đồng thuận cho sử dụng hoạt chất này trong tiêu chảy du lịch, tiêu chảy cấp thông thường…

Đáng lưu ý, FDA đã phê duyệt sử dụng Bismuth subsalicylate dưới dạng thuốc OTC (thuốc không kê đơn). Điều này cho thấy tính an toàn tương đối cho bệnh nhân.

4. Amebismo chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate - giải pháp ưu việt từ RV Group cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Với những ưu điểm của Bismuth subsalicylate trong điều trị các rối loạn chức năng cả đường tiêu hóa trên và dưới, RV Group - một tập đoàn dược đa quốc gia đã phát triển sản phẩm với tác động 3 trong 1, bao phủ chọn lọc vết loét giúp giảm tiết acid dạ dày, hỗ trợ điều trị H.pylori và giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa (ợ nóng, buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng, tiêu chảy). Đây là muối Bismuth duy nhất được khuyến cáo điều trị bệnh tiêu chảy, tiêu chảy du lịch.

Sản phẩm chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate của RV Group nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn, dược sĩ, nhà thuốc. Rất nhiều thắc mắc đã được Bác sĩ Richa Bhardwaj - Giám đốc y khoa tập đoàn RV group giải đáp.

Trong câu hỏi về ưu điểm, BS Richa Bhardwaj cho biết, sản phẩm chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate được bào chế dưới dạng hỗn dịch và viên nhai cho tác dụng nhanh, thuận tiện khi sử dụng với chi phí hợp lý. Đồng thời, Bismuth subsalicylate còn là sản phẩm số 1 được các dược sĩ khuyên dùng tại Mỹ (dựa trên khảo sát của Pharmacy Times 2017 - danh mục sản phẩm dành cho dạ dày).

BS Richa Bhardwaj dẫn chứng, Bismuth subsalicylate có trong phác đồ điều H. pylori với liệu pháp 4 thuốc. Trong bản cập nhật tiệt trừ H. pylori xem xét về việc đề kháng kháng sinh hiện nay cho thấy sự kết hợp Bismuth subsalicylate đã được báo cáo liên tục có hiệu quả hơn 90% trong các trường hợp.

Bismuth subsalicylate đã được FDA phê duyệt trong liệu pháp helidac (bao gồm Bismuth subsalicylate, Metronidazole, Tetracyclin). Liệu pháp này đã được chứng minh lâm sàng hiệu quả diệt trừ H. pylori đến 82% ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Đồng thời giúp giảm nguy cơ loét dạ dày tá tràng tái phát đến 91%, ít nhất 1 năm sau điều trị.

Bên cạnh sản phẩm chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate, RV Group còn đưa ra những giải pháp toàn diện cho hệ tiêu hóa. Điển hình như sản phẩm chứa Omeprazole của RV Group trở thành thương hiệu toàn cầu trong 50 năm, mang lại hiệu quả hứa hẹn trên tình trạng thừa acid dạ dày (loét dạ dày tá tràng, viêm xước thực quản trào ngược và bệnh trào ngược dạ dày thực quản).

Công nghệ sấy tầng sôi tiên tiến mang lại lợi ích trong điều trị, giúp sản phẩm được hấp thu tối đa cho hiệu quả vượt trội và kéo dài, gia tăng độ ổn định của thuốc. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, được chứng nhận bởi các cơ quan chất lượng hàng đầu như FDA, GMP…

Ngoài ra, sản phẩm viên sủi chứa men tiêu hóa (Papain, Alpha Amylase, Simethicone) của RV Group giúp giảm nhanh đầy hơi, ợ chua khó tiêu cũng được tin dùng trên 15 năm trên thị trường. Ưu điểm của sản phẩm là được bào chế dưới dạng viên sủi cho tác dụng nhanh, hương cam dễ uống.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X