Hotline 24/7
08983-08983

Ung thư vú khi cho con bú: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?

Ung thư vú khi cho con bú có dấu hiệu gì? Làm sao để phát hiện sớm? Liệu mẹ có thể cho con bú khi đang điều trị?,…là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân gây khối u vú ở phụ nữ đang cho con bú?

Phụ nữ cho con bú có thể cảm thấy ngực có khối u, nhưng hầu hết những cục u này không phải là ung thư mà nó có thể do:

1. Viêm vú

Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng mô vú do vi khuẩn hoặc ống dẫn sữa bị tắc. Khi viêm vú bạn có thể có các triệu chứng như:

  • Căng ngực
  • Sưng tấy
  • Đau
  • Sốt
  • Đỏ da

Khối u ở vúKhối u ở vú khi cho con bú có thể lành tính hoặc ác tính

2. Áp xe vú

Nếu viêm vú không được điều trị, áp xe vú có thể được phát triển với các biểu hiện như vú bị sưng, đau, nóng đỏ, khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch, bệnh nhân sốt cao, rét run.

3. U sợi tuyến vú

U sợi tuyến vú là những khối u lành tính (không phải ung thư) có thể phát triển ở vú. Chúng có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, không mềm, thường di chuyển dưới da và khi ấn lên vùng da lân cận sẽ thấy độ cộm rõ rệt.

4. Nang bọc sữa

Nang bọc sữa (Galactoceles) là tổn thương vú lành tính, thường không gây đau, không có dấu hiệu đỏ nóng. Tổn thương có thể đơn lẻ hoặc nhiều ổ, một bên hoặc hai bên. Vị trí hay gặp của nang thường ở dưới quầng vú.

II. Các triệu chứng ban đầu của ung thư vú

Vú xuất hiện khối u không phải là dấu hiệu duy nhất của bệnh ung thư vú, mà nó còn có các triệu chứng khác bao gồm như:

  • Tiết dịch núm vú
  • Đau vú
  • Thay đổi kích thước, hình dạng của vú
  • Vú đỏ
  • Phát ban ngứa hoặc đau trên núm vú
  • Sưng hoặc ấm vú

ung thư vú khi cho con búPhụ nữ cho con bú vẫn có khả năng mắc ung thư vú

III. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú khi cho con bú

Ung thư vú ở phụ nữ đang cho con bú thường rất hiếm, chỉ có khoảng 3% phụ nữ phát triển ung thư vú khi đang cho con bú.

Ung thư vú ở phụ nữ trẻ cũng ít phổ biến, chiến khoảng 5% tổng số ca chẩn đoán ung thư vú so với phụ nữ trên 40 tuổi.

IV. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu xuất hiện khối u trong vú kèm các dấu hiệu sau:

  • Khối vu không biến mất sau 1 tuần
  • Không di chuyển
  • Chắc hay cứng
  • Gây ra hiện tượng lõm da
  • Trở lại vị trí cũ sau khi điều trị tắc ống dẫn sữa
  • Tiếp tục phát triển

Khi cho con bú bạn có thể gặp một số thay đổi ở ngực, khiến việc nhận biết các triệu chứng của bệnh ung thư vú trở nên khó khăn. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú.

V. Cách chẩn đoán ung thư vú

Khi đi khám bệnh, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư vú, thì sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như chụp Xquang tuyến vú hoặc siêu âm vú, từ đó giúp xác định được bản chất của khối u là lành tính hay ác tính.

Bạn cũng có thể cần sinh thiết, bao gồm việc lấy một mẫu nhỏ từ khối u để xét nghiệm ung thư.

Nhưng nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ có thể gặp khó khăn hơn khi thực hiện chụp Xquang tuyến vú, vì nó có thể ảnh hưởng đến em bé. Do đó, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng cho con bú trước khi làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Điều trị ung thư vú khi cho con búPhụ nữ cho con bú bị ung thư vú có thể cần phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị

VI. Điều trị ung thư vú khi cho con bú

Nếu bạn bị ung thư vú khi đang cho con bú, bạn có thể cần phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho tình trạng cụ thể của bạn.

1. Phẫu thuật

Bạn có thể tiếp tục cho con bú trước và sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u tùy thuộc vào loại thủ thuật. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về việc liệu có an toàn cho bạn và con bạn tiếp tục cho con bú hay không.

Sau khi cắt bỏ khối u có nghĩa là vú sẽ tạo ra ít hoặc không có sữa. Bạn có thể cho con bú bằng vú còn lại không bị ảnh hưởng bởi ung thư, nhưng nếu bạn bị cắt bỏ hai bên vú, bạn sẽ không thể cho con bú nữa.

Bạn cũng có thể cần phải hút sữa và vắt bỏ sữa trong một khoảng thời gian trước khi tiếp tục cho con bú.

2. Hóa trị

Nếu bạn cần hóa trị, bạn sẽ phải ngừng cho con bú. Các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị có thể ảnh hưởng đến cách các tế bào phân chia trong cơ thể.

3. Xạ trị

Bạn có thể tiếp tục cho con bú trong khi xạ trị, nó phụ thuộc vào loại bức xạ. Một số phụ nữ chỉ có thể cho con bú với vú không bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Tác dụng phụ

Điều quan trọng cần nhớ là bạn có thể gặp tác dụng phụ khi điều trị. Chúng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau đớn
  • Buồn nôn
  • Giảm cân

Bạn có thể yêu cầu giúp đỡ từ gia đình, người thân trong việc chăm sóc con cái để bạn có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau điều trị ung thư.

phòng ngừa ung thư vú khi cho con búPhụ nữ cho con bú vẫn nên ăn uống đầy đủ và tập luyện thể dục thường xuyên để phòng ngừa ung thư vú

VII. Cách phòng ngừa ung thư vú khi cho con bú?

1. Cho con bú ít nhất 6 tháng

Nếu cho con bú từ 6 tháng - 1 năm bạn có thể giảm được  4, 3% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú so với người phụ nữ không cho con bú.

Bên cạnh đó, khi cho con bú cơ thể mẹ sẽ tiết ra một loại kháng thể trong sữa là e-lactabumin giúp bảo vệ vú khỏi những tế bào ung thư gây bệnh.

Vì vậy, hãy cho con bú ít nhất 6 tháng đầu tiên sau khi sinh vừa phòng ngừa được ung thu vú, vừa giúp con được khỏe mạnh.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách tốt nhất giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bao gồm: thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả tươi,…. và tránh xa các thực phẩm lên men, chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,…

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là phương pháp giúp mẹ tăng cường sức khỏe và đề kháng để chống lại ung thư vú. Do đó, bên cạnh việc chăm sóc con mẹ hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tập thể dục đều đặn.

VIII. Kết luận

Nguy cơ phát triển ung thư vú khi đang cho con bú là thấp, nhưng nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, thì việc lựa chọn giữa dừng hay tiếp tục cho con bú có thể là một lựa chọn khá khó khăn.

Quan trọng hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về các lựa chọn tốt nhất, chứ không nên tự ý thực hiện.

Bởi bác sĩ sẽ có thể giúp bạn quyết định xem việc cho con bú sữa mẹ trong quá trình điều trị ung thư có phải là một lựa chọn tốt cho bạn và con bạn hay không.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X