Hotline 24/7
08983-08983

U mỡ lành tính hay ác tính? Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ u mỡ?

BS.CK2 Võ Châu Duyên cho biết: Hằng ngày ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhiều bệnh nhân đến khám vì có khối u ở trên tay hay chân. Có thể khối u đã nổi lên lâu rồi nhưng không rõ là u gì, bệnh nhân được xác định là u mỡ khi bác sĩ khám.

Tình trạng u mỡ thường gặp ở dân số Việt Nam. Các bệnh nhân được chẩn đoán u mỡ rất thắc mắc và lo lắng, họ hỏi: “Bác sĩ ơi, u này có nguy hiểm không. U này có phải là ung thư không? Tôi phải làm gì với cục u này…”.

1. U mỡ là gì? U mỡ có phải ung thư không?

U mỡ là phần dày lên của mô mỡ, nghĩa là trong cơ thể chúng ta nhiều nơi có mỡ. Mô mỡ sẽ có khả năng dày lên, tạo thành cục u mỡ. Cục u mỡ thường chỉ dày từ 5-8 cm. U mỡ có thể xuất hiện ở tay, chân và thân mình.

Một số người bị u mỡ trong bụng (nội tạng), u mỡ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Về cơ bản, u mỡ là tình trạng lành tính không phải là bệnh ung thư nên chúng ta không cần quá lo lắng về nó.

2. U mỡ có nguy hiểm hay không?

Dĩ nhiên, bệnh u mỡ không phải ung thư nên chúng ta bớt lo lắng. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh u mỡ đều an toàn. U mỡ xuất hiện ở vị trí bình thường sẽ không thành vấn đề, nhưng nếu u mỡ xuất hiện ở cơ quan nhạy cảm như cạnh mạch máu, thần kinh, nó sẽ gây chèn ép mạch máu, thần kinh khiến cho máu xuống vùng chi kém đi, gây tê tay tê chân, gây nên cảm giác rất khó chịu.

Một số người bị u mỡ gây chèn ép thần kinh, họ bị đau không dứt. Đôi khi u mỡ cũng gây chèn ép vào các cấu trúc ảnh hưởng đến sinh mạng của một người. Ví dụ như u mỡ ở đường cổ có thể chèn vào đường thở khiến người đó không ăn uống hay thở được. U mỡ ở đường cổ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

U mỡ ở vùng nội tạng có thể gây chèn ép ruột, u mỡ vùng nội tạng có thể gây thiếu máu ở đường ruột hay hoại tử ruột, vặn xoắn ruột khiến thức ăn không thể lưu thông trong cơ thể một cách bình thường.

Có một tỷ lệ nhỏ u mỡ bị chẩn đoán lầm, khi tiến hành phẫu thuật hay kiểm tra sâu hơn, mới phát hiện đó không phải là u mỡ mà là loại u khác. Thường đó là tình trạng ung thư tế bào mỡ.

Giả sử như chúng ta bị u mỡ, phải có kế hoạch kiểm tra cụ thể tình trạng u mỡ và xử lý cho phù hợp hơn.

3. Khi bị u mỡ, chúng ta phải làm gì?

Điều đầu tiên chúng ta sẽ không biết đó chắc chắn là u mỡ hay không, dù đã tham khảo ở trên mạng hay sách vở mình thấy có nhiều yếu tố gợi ý là u mỡ. Ví dụ như nốt nổi gồ ngoài da, lắc thấy nốt đó di động, ấn vào không đau hay gây triệu chứng gì, nhiều người nghĩ đó là u mỡ… đó chỉ là gợi ý.

Nếu xuất hiện bất cứ cục u nào trên cơ thể tăng kích thước dần dần, mọi người cần đi khám và kiểm tra. Bác sĩ chuyên môn sẽ phán đoán được có phải u mỡ chính xác từ 80 đến 90%.

Tại bệnh viện sẽ có các công cụ chuyên dụng hơn chẳng hạn như sử dụng siêu âm. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán u mỡ chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp khác như chụp CT scan, chụp MRI ở vùng cần theo dõi.

Trong trường hợp siêu âm, nếu mình nghi ngờ các triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng khác, kết hợp tất cả các biện pháp trên sẽ giúp đánh giá u của mình có phải u mỡ và u mỡ đó có gây nguy hiểm hay không để bệnh nhân yên tâm, sống chung với u mỡ cho phù hợp.

4. Có cần phẫu thuật cắt bỏ u mỡ hay không?

Trên 80% trường hợp u mỡ không cần phải phẫu thuật và bệnh nhân có thể sống chung với nó. Cứ mặc kệ cục u mỡ, có thể mình nhìn thấy nó mình hơi khó chịu một chút nhưng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có khuyến cáo người bị u mỡ nên phẫu thuật cắt bỏ.

Trường hợp thứ nhất, kích thước u mỡ lớn. Nó lớn hơn 8cm hoặc u mỡ phát triển kích thước nhanh. Tuần trước, kích thước u mỡ nhỏ nhưng sau vài tuần cục u to dần, cần đi mổ.

Trường hợp thứ hai, u mỡ chèn ép các cấu trúc quan trọng. Khối u gây chèn ép mạch máu, thiếu máu nuôi chi, gây tê tay tê chân hoặc u mỡ vùng cổ gây chèn ép thực quản, khí quản hay chèn ép trong bụng. Người bị các u mỡ gây chèn ép như vậy cần phải được mổ.

Thứ ba, mình không chắc chắn đó là u mỡ (80 đến 90%) mình vẫn còn nghi ngờ đó là bệnh lý khác. Người bị u mỡ có thể cân nhắc đi mổ để lấy khối u ra. Bác sĩ soi khối u dưới kính hiển vi và nhuộm để kiểm tra tình trạng khối u có phải u mỡ hay nó là một dạng ung thư hoặc nó là khối u khác mà bị lầm tưởng là u mỡ.

Nếu người bị u mỡ phân vân chưa muốn mổ, họ không biết đó có phải ung thư hay không, bác sĩ sẽ có biện pháp trung gian khác là sinh thiết: dùng kim chọc vào cục u và lấy mẫu để đi xem có phải ung thư hay không. Đó là tình huống thứ ba, khi nói đến vấn đề phẫu thuật.

Tình huống thứ tư là khi thấy u mỡ gây khó chịu, ví dụ như u mỡ nằm ở vùng cổ, người phụ nữ đi mổ u mỡ vì yếu tố thẩm mỹ.

Đó là một số chỉ định, ngoài ra u mỡ còn nhiều vấn đề. Người gặp có u mỡ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề u mỡ và điều trị đúng cách.

Trọng Dy (ghi)

Nguồn: Video U mỡ có nguy hiểm không? - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X