Hotline 24/7
08983-08983

Từ tháng 9 bệnh hô hấp “vào mùa”, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con?

Không phải tự nhiên bệnh đường hô hấp trở thành “nỗi ám ảnh” của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Nhiều trường hợp khi đưa con đi viện thì bệnh đã trở nặng.

1. Đâu là nguyên nhân khiến bệnh hô hấp diễn tiến nặng mà các bậc phụ huynh chúng tôi không kịp trở tay thưa BS? (Huyền Trang - phamtrang…@yahoo.com)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Khi con cái mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường có tâm lý chung là rất lo lắng và tìm đủ mọi cách với hy vọng con mình sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số người đã không tìm hiểu kỹ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc chăm sóc con, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm. Những việc làm KHÔNG ĐÚNG bao gồm:

• Đầu tiên trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn tiến phức tạp, nhiều phụ huynh có tâm lý e ngại lây nhiễm nên không đưa con đi khám, chỉ đến khi trẻ chuyển nặng mới đưa đến viện làm cho quá trình chăm sóc, điều trị sẽ khó khăn, thời gian hồi phục kéo dài hơn.

• Lạm dụng kháng sinh: Có đến 70-80% các bệnh lý của đường hô hấp là do virus, cho nên sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả. Khi các mẹ sử dụng thuốc không theo đơn, tự hỏi kinh nghiệm của các bà mẹ khác, tự mua thuốc cho con... chỉ làm yên tâm cho chính bà mẹ. Bởi vì bệnh ở trẻ em có tính chất cá thể.

Ngoài ra, việc tự ý mua đơn thuốc cho con, lặp lại đơn cũ sẽ không hiệu quả, bởi biểu hiện bệnh ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Ngược lại, điều này còn vô hình sẽ bắt con mình uống một lượng thuốc không cần thiết. Mặt khác, dùng kháng sinh bừa bãi còn khiến bé tăng nguy cơ dị ứng, gặp các bệnh mãn tính như hen phế quản, béo phì, viêm khớp...

Mua thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị bệnh đường hô hấp (Ảnh minh họa)

• Nhầm lẫn dấu hiệu bệnh: Trẻ bị các bệnh đường hô hấp, triệu chứng thường gặp nhất là ho. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường chỉ quan tâm đến việc trẻ ho nhiều hay ho ít để “đoán” bệnh nặng hay nhẹ. Thực tế, mức độ diễn tiến của bệnh đường hô hấp không liên quan đến ho ít hay nhiều.

Ở những trường hợp trẻ bị viêm hô hấp trên (nhóm bệnh nhẹ) thường ho rất nhiều, vì các điểm kích thích gây ho phần lớn rơi vào đường hô hấp trên. Ngược lại, đối với viêm đường hô hấp dưới, có nhiều trường hợp viêm phổi rất nặng nhưng bé lại ho không nhiều, thậm chí không ho, vì ở phổi điểm cảm nhận ho rất ít, đặc biệt ở trẻ sơ sinh lại càng ít hơn.

Trong khi đó, ít ai để ý đến việc bé thở ra sao. Khi thấy có dấu hiệu khó thở, thở nhanh, co lõm lồng ngực chứng tỏ dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa đến bệnh viện ngay. Nhưng thường các ông bố bà mẹ lại không nhận ra kịp thời để đưa con đến cơ sở y tế đúng lúc.

• Dinh dưỡng kiêng khem quá mức, bao gồm sữa và nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, những loại động vật vỏ cứng. Thực tế, dinh dưỡng đối với sức khỏe giống như một chiếc xe cần được bơm đầy nhiên liệu. Nếu trẻ không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng sẽ không đủ sức để xây dựng sức đề kháng chống lại mầm bệnh trong cơ thể.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thay đổi cách nhìn nhận và hành động để giúp con yêu nhanh khỏi bệnh, kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.

2. Xin BS cho biết những triệu chứng đầu tiên cảnh báo trẻ mắc bệnh đường hô hấp? Tôi nghe nói bệnh đường hô hấp dưới thì sẽ nguy hiểm hơn bệnh đường hô hấp trên và trong đó có triệu chứng ho để phân biệt dễ nhất. Mong BS hướng dẫn giúp tôi cụ thể về tình huống này. (Nguyễn Tấn Lợi - TPHCM)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp thì triệu chứng, biểu hiện ban đầu của bệnh thường là sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt xì, kèm theo thường là ho có thể có đờm hoặc không. Ngoài ra, trẻ có thể còn bị sốt, quấy khóc, lừ đừ, bỏ ăn...; nặng hơn thì trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật, thở mệt, thở nhanh, sốt li bì, nôn ói...

Để nhận diện cơn ho của trẻ do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới là điều không dễ dàng, các bác sĩ cần làm các xét nghiệm cần thiết từ đó mới có thể chẩn đoán. Nhưng khi con bị ho, cha mẹ có thể quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng, điều này giúp biết được nhiều hơn về nguyên nhân gây ho trẻ.

• Nếu trẻ ho kèm theo dấu hiệu khó thở (thở nhanh, thở co lõm lồng ngực) thì gần như chắc chắn mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới, chẳng hạn như viêm tiểu phế quản, đặc biệt là viêm phổi. Hoặc nếu trẻ ho kèm theo thở khò khè thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở đường hô hấp dưới, cụ thể là phế quản hay cuống phổi đang có hiện tượng tắc nghẽn đường thở. Đây là những triệu chứng cảnh báo cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh tình huống xấu xảy ra.

• Còn nếu ho không kèm theo dấu hiệu khó thở hay tiếng thở bất thường thì nhiều khả năng bé chỉ bị viêm đường hô hấp trên thông thường, có thể chăm sóc tại nhà, dùng các thuốc ho thảo dược phù hợp với độ tuổi.

Thông thường, trẻ nhỏ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đa số sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới và không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến suy hô hấp nặng, thậm chí là tử vong. Song điều may mắn là có đến 80% các cơn ho ở trẻ là lành tính do virus, chỉ cần chăm sóc tốt ở nhà.

Ho là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp (Ảnh minh họa)

3. Chăm sóc trẻ mắc bệnh đường hô hấp, cha mẹ nên bắt đầu từ đâu? Mong BS hướng dẫn cụ thể giúp gia đình em ạ. (Phạm Hải Minh - Long An)

Thời tiết giao mùa nên giữ ấm cho trẻ bằng trang phục phù hợp (Ảnh minh họa)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Khi phát hiện trẻ bị bệnh về đường hô hấp, các bậc cha mẹ cần xem thật kĩ, nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi, hắt xì, sổ mũi nhẹ hoặc ho nhẹ vài tiếng mà không sốt, không thở mệt, không khò khè có thể chăm sóc tại nhà. Khi đó, mẹ cần:

• Xây dựng các thói quen có lợi như giữ ấm cho trẻ với trang phục phù hợp.

• Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem. Nhiều người khi thấy con ho có đờm hay kiêng thịt bò, tôm, cua… Tuy nhiên y học đã chứng minh không có bằng chứng nào cho thấy cần phải kiêng ăn như vậy, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng. Ngược lại nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì mới có sức khỏe để vượt qua bệnh tật thuận lợi hơn.

• Uống nhiều nước, chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày, không đợi đến khi khát mới uống, đây là nguồn năng lượng dồi dào vừa giúp trẻ giảm đờm hiệu quả vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước - yếu tố tác động tiêu cực làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

• Nếu trẻ ho đờm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng thuốc ho thảo dược phù hợp với độ tuổi.

• Nên dọn dẹp chỗ sinh hoạt chính của trẻ thật gọn gàng, càng ít bày biện đồ đạc càng tốt, thường xuyên lau dọn để tránh bụi bặm, nếu nhà có cửa sổ thì nên mở cho thoáng, không khí được lưu thông.

Đồng thời, mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ sát sao để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, trở nặng thì đưa đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời như:

• Thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị hóp vào hoặc kéo lõm bất thường khi thở), thở nhanh, ngủ li bì, không thể đánh thức dậy; trẻ tím tái;

• Trẻ bỏ bú hoặc bú kém (bú chưa đến ½ lượng sữa bình thường); hoặc nôn tất cả mọi thứ; đặc biệt là co giật.

• Nếu các triệu chứng như ho kéo dài trên 1 tuần lễ thì không nên chần chừ hoặc tự điều trị ở nhà mà hãy đến trẻ đến bệnh viện.

Thở co lõm lồng ngực - dấu hiệu cần đưa trẻ đi bệnh viện (Ảnh minh họa)

Bệnh là vấn đề không ai muốn, nhưng nếu lỡ mắc bệnh thì phải điều trị đến nơi đến chốn. Muốn làm được điều này, bố mẹ cần lưu ý:

• Điều trị trúng nguyên nhân.

• Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

• Cần sử dụng thuốc đầy đủ theo khuyến cáo, kể cả thuốc kê đơn của bác sĩ hay các loại thuốc mua không cần toa. Cho bé uống đúng số lần, ngay cả trường hợp bé đáp ứng tốt cũng không nên tự ý ngưng thuốc mà cần điều trị cho hết liệu trình để vi khuẩn bị “tiêu diệt” sạch sẽ. Có như vậy thì mới giảm được biến chứng và nguy cơ tái phát.

• Song song đó, để tránh nguy cơ tái phát đừng quên nâng đỡ sức đề kháng của bé bằng dinh dưỡng, miễn dịch (chủng ngừa) tránh tác động xấu từ môi trường xung quanh tới cơ thể.

8. Dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội khiến việc đi lại khó khăn, trong thời gian này nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, cha mẹ nên xử trí thế nào? Nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào trong tủ thuốc gia đình để phòng trường hợp trẻ mắc bệnh ạ? (Trần Đăng - TPHCM)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Trong thời gian giãn cách xã hội, nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, các bậc phụ huynh có thể chăm sóc và theo dõi trẻ như tôi đã hướng dẫn ở trên. Song song đó, khi dịch bệnh còn phức tạp cùng với bệnh đường hô hấp vào mùa như hiện nay, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc cho tủ thuốc gia đình.

Những vật dụng không thể thiếu đó là nhiệt kế, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý. Ngoài ra nên trang bị thêm thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược an toàn và phù hợp lứa tuổi của trẻ, như Cozz Ivy của Dược Hậu Giang chẳng hạn.

4. Bé nhà em bị ho đờm, tìm hiểu thì thấy có thuốc ho thảo dược Cozz Ivy của Dược Hậu Giang. Em muốn hỏi BS, cơ chế long đờm của thảo dược lá thường xuân trong Cozz Ivy như thế nào? Cozz Ivy dùng cho trẻ từ bao nhiêu tuổi, sử dụng sao cho hiệu quả? (Lâm Thị Thuyên - thuyenlam…@gmail.com)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Cozz Ivy là một sản phẩm có thành phần chính là cao lá thường xuân. Đây là một loại dược thảo đã được sử dụng ở các nước phương Tây hàng ngàn năm nay trong việc điều trị ho có đờm.

Gần đây, các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng lá thường xuân có tác dụng làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong phế quản do quá trình viêm gây ra, giúp long đờm dễ dàng hơn khi ho và loại ra khỏi cơ thể.

Đồng thời, loại thảo dược này còn giúp chống co thắt cơ phế quản, mở rộng đường thở giúp người bệnh hít thở dễ dàng, từ đó giúp chấm dứt cơn ho do cản trở đường thở. Vì vậy, khi sử dụng Cozz Ivy có thể điều trị nguyên nhân gây ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, Cozz Ivy có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Với liều lượng khuyến cáo nếu bé dưới 5 tuổi nên uống nửa muỗng cà phê (2,5ml) 1 lần và 3 lần 1 ngày. Còn bé trên 5 tuổi trở lên thì 1 lần sử dụng 5ml, 3 lần 1 ngày.

Kính mời quý độc giả cùng đón xem những nội dung tiếp theo trong chuyên đề https://alobacsi.com/benh-ho-o-tre-em/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X