Hotline 24/7
08983-08983

TS.BS Dương Bá Trực: "Trẻ mắc sốt xuất huyết: Hậu quả khôn lường nếu không được chăm sóc đúng cách"

Trước tình hình số ca mắc xuất huyết tăng cao và chưa có dấu hiệu chững lại, rất nhiều ca bệnh chuyển nặng, đặc biệt là trẻ em dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trong đó nguyên nhân đa phần đến từ sự chủ quan, sự chăm sóc và điều trị sai cách của các bậc phụ huynh. Vậy phải chăm sóc sao cho đúng cách để bé nhanh hồi phục khi mắc sốt xuất huyết?

Từ chủ quan đến điều trị tùy tiện

Ngày 3/7, dư luận xôn xao với trường hợp 1 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tử vong do truyền dịch tại một phòng khám tư. Trước đó, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nên đến một phòng khám đa khoa tại quận Bình Tân (TPHCM) khám. Sau đó, bệnh nhân được phòng khám này truyền dịch rồi chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM). Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) cũng tiếp nhận một bệnh nhi 7 tuổi (ngụ Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết. Bé được bác sĩ gần nhà tiêm 2 mũi thuốc (không rõ loại) sau khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết. Sau 3 ngày, bé li bì, tay chân lạnh và được chuyển đi cấp cứu tại TPHCM.

Bé trai 15 tuổi mắc sốt xuất huyết nặng từng có tiền sử mắc COVID-19 điều trị tại BV Nhi đồng Thành phố. Ảnh: BSCC

Bên cạnh những trường hợp coi thường bệnh và điều trị tùy tiện, không ít trường hợp bệnh nhi chuyển nặng do cha mẹ chủ quan. Có con bị sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại BV Nhi Đồng I,  chị P.T (33 tuổi, quận Phú Nhuận) cho biết bé có biểu hiện sốt vài ngày, chị đưa con đi khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết, nhưng thấy biểu hiện nhẹ nên tự điều trị tại nhà tuy nhiên không thấy bệnh tình con thuyên giảm, bà liên tục sốt cao, ra mồ hôi lạnh, chị N. liền đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để thăm khám, nhưng bé đã xuất huyết trong ổ bụng, tràn dịch phổi. Các bác sĩ lập tức cho thở oxy và may mắn bé được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu sốt xuất huyết và cách xử lý  khi nghi ngờ bé mắc sốt xuất huyết

Về những dấu hiệu và cách xử lý khi nghi ngờ bé mắc sốt xuất huyết, Bs Dương Bá Trực - Nguyên Trưởng khoa xét nghiệm huyết học – Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bác sĩ chuyên khoa nội Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ tại buổi livestream “Cách xử lý và chăm sóc khi bé mắc sốt xuất huyết” của nhà thuốc tiêu chuẩn Nhật Bản:

BS Dương Bá Trực - Nguyên Trưởng khoa xét nghiệm huyết học – BV Nhi Trung Ương, BS chuyên khoa nội Nhi -BV Đa khoa Quốc tế Vinmec

“Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày bị sốt.

Ngày thứ 1: Trẻ bị sốt xuất huyết sốt cao, đột ngột, mặt ửng đỏ, cổ họng đỏ nhưng không đau. Giai đoạn này chưa cần thiết phải đưa trẻ đến viện mà có thể ở nhà theo dõi thêm.

Ngày thứ 2: Nếu trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có dấu hiệu sốt cao, mẹ nên thử tìm các dấu hiệu xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, cổ, mí mắt.

Ngày thứ 3: Các triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn. Ngoài sốt cao, bé có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu răng, máu mũi.

Ngày thứ 4, 5: Các triệu chứng rõ ràng hơn khi trẻ bị sốt xuất huyết có những vết ban đỏ khắp người, sốt cao, chảy máu cam.

Ảnh minh họa

Cha mẹ cần theo dõi sát sao, nếu bé có dấu hiệu sốt cao liên tục, khó hạ sốt sau 48h thì cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, điều trị, truyền dịch tại nhà.

Chăm sóc bé sốt xuất huyết thể nhẹ tại nhà ra sao để nhanh hồi phục?

Với các bệnh nhi mắc sốt xuất huyết thể nhẹ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, BS Dương Bá Trực chia sẻ: Với sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, gia đình phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

BS Dương Bá Trực chia sẻ tại buổi livestream “Cách xử lý và chăm sóc khi bé mắc sốt xuất huyết” của nhà thuốc tiêu chuẩn Nhật Bản Omi Pharma

- Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ vài giờ một lần. Đặc biệt lưu ý thời điểm ngày thứ 3 - thứ 6 sau khi khởi phát bệnh, là thời điểm nguy hiểm nhất, trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

- Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ chơi đùa nhiều và tránh mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ.

- Lưu ý Tuyệt đối KHÔNG tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết. Phụ huynh cũng KHÔNG được tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là sốt do virus nên kháng sinh không có tác dụng.

- Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 - 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao.  Nếu thân nhiệt của trẻ trên 37 độ, dưới 38,5 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng.

- Khi trẻ bị sốt cao trong một thời gian dài (trên 39 độ) sẽ làm cho trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy, cần cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc oresol để bù đắp lượng nước bị mất do sốt. Nếu không có oresol, nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi để có thêm sinh tố C.

- Về dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại... Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn thì cần cho trẻ ăn nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng. Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian.

Thức ăn lỏng, đủ chất, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại phù hợp cho trẻ mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)

Chống muỗi - Giải pháp quan trọng nhất đề phòng sốt xuất huyết

Trong buổi livestream, BS Dương Bá Trực  chia sẻ về việc cho đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy ý thức phòng chống muỗi của mỗi gia đình cần được nâng cao để phòng tránh tối đa nguy cơ sốt xuất huyết. BS cũng gợi ý những phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp xua đuổi muỗi trong gia đình:

Với đối tượng trẻ em, nên sử dụng các sản phẩm chống muỗi có nguồn gốc thiên nhiên. để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong đó lá trà xanh và 3 loại tinh dầu thực vật alpha-terpineol, linalool, allyl ester rất hiệu quả trong việc chống muỗi và không gây nguy hại cho sức khỏe. Các thành phần chống muỗi này được sử dụng trong sản phẩm chống muỗi Kincho đến từ Nhật Bản được phân phối độc quyền tại nhà thuốc Omi Pharma: Hộp làm thơm phòng và đuổi muỗi Kincho; Miếng dán đuổi muỗi và vòng tay đuổi muỗi Kincho.

Khách hàng có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm tại Hệ thống nhà thuốc tiêu chuẩn Nhật Bản Omi Pharma hoặc website OmiPharma.vn và Fanpage Nhà Thuốc Omi Pharma.

Để theo dõi chi tiết những chia sẽ của TS.BS Dương Bá Trực về “Cách xử lý và chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết, bạn có thể xem toàn bộ buổi livestream trên các kênh truyền thông của hệ thống Nhà thuốc tiêu chuẩn Nhật Bản Omi Pharma:

Kênh Youtube: Youtube.com/channel/UCVHVu-ZgsNe2kLvyln-nvFA

Kênh Fanpage: Facebook.com/OmiPharma

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X