Hotline 24/7
08983-08983

TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"

Hút thuốc lá thường xuyên không những tăng nguy cơ ung thư phổi mà tăng cả nguy cơ ung thư não, bàng quang và gan... Chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ ung thư.

Những câu tư vấn hết sức sát sườn, những kiến thức, hành trang cần có để phòng ngừa và chống lại căn bệnh ung thư đã được TS Liêm từ Viện Ung thư hàng đầu Hoa Kỳ - MD Anderson, chia sẻ trong buổi tư vấn kỷ lục - liên tục 5 tiếng - vào chiều 8/9 tại văn phòng AloBacsi.


Một mình tiến sĩ Liêm nói, mấy máy gõ theo không kịp. Cuối cùng đành chọn cách, quay và phát trực tiếp cho bạn đọc cùng xem.
Đêm qua, mọi người thức đến 3g sáng, nghe lại đoạn video đã quay và viết lại thành bài này, mời bạn theo dõi:

NỘI DUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
BS Nguyễn Minh Thu trao tặng lẵng hoa thay cho lời cảm ơn vị ân nhân đã giúp chị trở về với cuộc đời
BS Nguyễn Minh Thu trao tặng lẵng hoa thay cho lời cảm ơn TS Liêm đã đồng hành cùng Trung tâm Ung bướu, BV Nhân dân 115 giúp chị trở lại với cuộc đời

a
TS Phan Minh Liêm - nhà khoa học trẻ - nhiệt huyết và khiêm cung trong giao tiếp

* Bạn đọc Nguyễn Mộng Điệp - Khánh Hòa

Xin trân trọng chào TS Liêm,

Ung thư là gì? Tại sao ung thư lại khó chữa đến vậy? Bệnh nhân ung thư có thể khỏi hẳn? Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân ung thư là bao nhiêu?

Các xét nghiệm tầm soát ung thư theo độ tuổi và giới tính, thưa tiến sĩ?

Chân thành cảm ơn tiến sĩ và cảm ơn AloBacsi đã cho chúng tôi cơ hội gặp TS Liêm, người mà chúng tôi rất ngưỡng mộ.

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Xin chào quý độc giả của AloBacsi,

Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với y học hiện đại ngày nay. Từ 3 thế kỷ trước người ta đã biết về căn bệnh này.

Tuy nhiên, ung thư rất khó chữa vì ung thư là căn bệnh xuất phát từ sự phân chia mất kiểm soát của tế bào. Cơ thể con người hay những cơ thể đa bào muốn tồn tại ổn định thì sự phân chia các tế bào phải được kiểm soát rất chặt chẽ.

Vì 1 lý do nào đó nếu có đột biến xảy ra, tế bào mất đi khả năng kiểm soát này thì các tế bào phân chia vô tội vạ. Lúc bấy giờ cấu trúc của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tế bào ung thư sẽ lan rộng, di căn và ảnh hưởng đến sự sống của bệnh nhân.

Ung thư sở dĩ khó chữa vì hai nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất là tế bào ung thư liên tục tiến hóa, liên tục thay đổi. Tức là cùng 1 tế bào ung thư nhưng thời điểm này và thời điểm khác thì khác nhau.Tế bào ung thư trong cùng 1 khối u cũng khác nhau và rất đa dạng.

Ví dụ tế bào ung thư ở giữa khối u và tế bào ung thư bên cạnh nó và những tế bào ở rìa cũng khác nhau hoàn toàn. Vì sự đa dạng đó khiến cho việc điều trị ung thư rất khó khăn vì tế bào ung thư không ngừng tiến hóa, không ngừng thay đổi. Việc phát triển các liệu pháp để theo kịp sự tiến hóa đó là thử thách rất lớn của y học hiện đại ngày nay

Điểm thứ 2 khiến chúng ta khó chữa ung thư là chúng ta chưa hiểu về bệnh ung thư đủ nhiều. Trong binh pháp có câu nói “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong cuộc chiến chống ung thư con người chúng ta vẫn thua vì chúng ta chưa đủ hiểu nhiều về căn bệnh này, chưa hiểu đủ nhiều về địch thủ của mình.

Đó là hai lý do tại sao ngày nay chúng ta vẫn chưa có liệu pháp nào điều trị ung thư một cách hiệu quả nhất, ít tác dụng phụ như là con người mong muốn.

Mặc dù hiện nay y học có những tiến bộ rất nhiều so với xưa nhưng con đường để tìm ra giải pháp điều trị ung thư vẫn là chặng đường rất dài và còn rất nhiều thử thách.

Riêng câu hỏi: Đối với bệnh nhân ung thư có thể khỏi hẳn hay không? Câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là liệu khối u có đáp ứng thuốc tốt hay không. Tức là đặc điểm đột biến của khối u đó có phù hợp với liệu pháp chúng ta đang dùng để điều trị hay không.

Vẫn có những bệnh nhân tại Viện MD Anderson, thậm chí có rất nhiều bệnh nhân mặc dù ung thư giai đoạn cuối, giai đoạn 4, di căn xa nhưng mà vẫn chữa khỏi hẳn. Tức là bệnh nhân vẫn liên tục được theo dõi trong suốt hơn 12 năm và kết quả là không có tái phát. Tất nhiên chúng ta không thể nói là bệnh nhân không còn khối u trong người nữa và không còn tế bào ung thư bởi nói như thế không hoàn toàn chính xác. Lý do là hiện nay các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng như các phương pháp xét nghiệm cũng chỉ phát hiện ung thư ở 1 kích cỡ nhất định.

Nếu ung thư nhỏ quá hay rơi vào trạng thái ngủ đông bác sĩ cũng rất khó phát hiện. Vì vậy, với những bệnh nhân được xem là khỏi hẳn này thì các khối u có thể vẫn còn tiềm tàng trong đó nhưng ở một kích thước nhỏ, hoặc nó “ngủ” hoặc nó không ảnh hưởng đến cơ thể của bệnh nhân. Trong y học các ca như thế vẫn được xem là điều trị thành công nhưng bệnh nhân vẫn phải thường xuyên tầm soát theo định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và dùng những biện pháp để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào tùy loại ung thư. Có một số loại ung thư mà hiện nay con người đã điều trị thành công ở mức độ tương đối là cao. Ví dụ một số loại ung thư máu thì tỷ lệ thành công là trên 92-95%. Một số loại ung thư khác như ung thư tụy hiện nay vẫn rất nguy hiểm. Khả năng sống sót quá 5 năm của bệnh nhân rất thấp, thường dưới 10%.

Đối với ung thư gan, khả năng sống trên 5 năm ở Việt Nam, theo chúng tôi biết, khoảng dưới 2%. Vậy nên, tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào từng loại ung thư, từng giai đoạn ung thư cho nên rất khó nói tuổi thọ trung bình của bệnh nhân ung thư chính xác là bao nhiêu.

Hiện việc đưa ra tiên lượng cho bệnh nhân ung thư không còn chính xác nữa, lý do vì y học tiến bộ không ngừng. Thực tế có những bệnh nhân bác sĩ nói không còn hy vọng nữa nhưng biết đâu 1 vài tuần nữa sẽ có thuốc mới tung ra thị trường phù hợp với các khối u đó, thì bệnh nhân lại có thể sống thêm nhiều năm nữa.

Cũng có bệnh nhân được phát hiện giai đoạn sớm, bác sĩ nói tiên lượng tốt, có thể sống trên 10 năm một cách dễ dàng nhưng bệnh nhân đó lại qua đời sau 2-3 năm. Lý do là khi bác sĩ chẩn đoán đã không lường trước được những đặc điểm về ác tính của ung thư tiềm tàng bên trong bộ gen mà những test hiện nay chưa phát hiện được.

Cho nên tuổi thọ trung bình của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào đặc điểm của khối u và khả năng điều trị của bác sĩ. Việc đưa ra tiên lượng hiện nay không còn cần thiết nữa mà nguyên tắc điều trị ung thư tại Viện MD Anderson là “Còn nước còn tát”, cố gắng hết sức và không bao giờ bỏ cuộc.

Về các xét nghiệm tầm soát ung thư theo độ tuổi, giới tính tùy thuộc vào các tổ chức y học. Có một số tổ chức y học đưa ra những khuyến cáo tầm soát kỹ. Một số khác lại lo lắng đến sự xâm lấn của một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh nên mỗi quốc gia, mỗi tổ chức y tế có những khuyến cáo nhất định.

Theo Viện MD Anderson có 1 số xét nghiệm cần phải làm. Ví dụ như đối với phụ nữ và nam giới trên 50 tuổi nên đi nội soi ruột mỗi 10 năm và chụp CT ruột mỗi 5 năm. Đó là chuẩn mà hiện nay rất nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Hoặc phụ nữ có nguy cơ ung thư cao, nên đi chụp nhũ ảnh mỗi năm và kết hợp chụp ung thư hạt nhân để phát hiện ung thư giai đoạn sớm.

Tầm soát ung thư cổ tử cung …có thể làm Pap test mỗi hai năm và phụ nữ có nguy cơ ung thư cao hoặc mỗi năm có người tiền sử nhiễm HPV.

Thật ra những khuyến cáo này phụ thuộc vào từng quốc gia nên cũng khó đưa ra chuẩn chung cho mọi người. Tuy nhiên có một đặc điểm là nếu trong gia đình đã có người bị ung thư thì việc chẩn đoán và xét nghiệm định kỳ là rất quan trọng và tần suất phải dày hơn rất nhiều so với người bình thường có nguy cơ thấp.

Từng cá nhân nên có tham khảo ý kiến chuyên gia về ung thư để có phác đồ tầm soát ung thư phù hợp với từng cá nhân, bạn nhé.

>> Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết trong bài:
Tư vấn phác đồ tầm soát ung thư tại Hoa Kỳ

Nhà khoa học trẻ đang lắng nghe chăm chú phần trình bày của các bệnh nhân tìm đến tận nơi
Nhà khoa học trẻ đang lắng nghe chăm chú phần trình bày của các bệnh nhân tìm đến tận nơi


*Bạn đọc Phúc Huy - TPHCM

Vì sao gần đây ở Việt Nam các ca ung thư ngày càng nhiều. Ở Mỹ, bệnh ung thư có tăng nhanh như ở Việt Nam không, thưa TS?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Gần đây, tại Việt Nam số ca ung thư tăng nhanh bởi vì nhiều lý do. Thứ nhất là do môi trường sống của chúng ta hiện nay đang có nhiều vấn đề, cả về thực phẩm, nguồn nước, ô nhiễm không khí, khói bụi... Và thực phẩm bẩn là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những nước tiêu thụ thuốc lá hàng đầu thế giới cũng như là rượu bia. Điều này rất đáng lo ngại, bởi rượu bia là một tiền căn dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Nếu như chẳng may bị ung thư gan thì khả năng sống trên 5 năm tại Việt Nam hiện nay chỉ dưới 5%.

Còn đối với thuốc lá thì thuốc lá không chỉ là hiểm họa đối với bản thân người hút mà còn đối với cả cộng đồng. Lý do là trước đây người ta quan niệm thuốc lá chỉ gây ung thư phổi, nhưng điều này không đúng. Khi mà những chất độc hại trong thuốc lá đi vào trong phổi, nó thấm vào trong mạch máu và theo dòng máu di chuyển đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta có hơn 200 loại mô, dưới tác động của những độc tố trong thuốc lá thì tất cả 200 loại mô này đều có khả năng trở thành ung thư. Những người hút thuốc lá thường xuyên, không những tăng nguy cơ ung thư phổi mà tăng luôn nguy cơ ung thư não, ung thư bàng quang, ung thư gan... Và hình thức hút thuốc lá thụ động, tức là khi mình hút mà có người ngồi bên cạnh, cũng rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, hiện nay người ta phát hiện thêm một hình thức hút thuốc lá khác nữa gọi là “cận thụ động”, có nghĩa là người hút thuốc họ lịch sự, họ hút ở một nơi nào đó xong sau đó mới vào gặp đối tác hoặc người thân trong gia đình... và họ nghĩ như vậy là an toàn. Nhưng thực sự không phải như vậy.

Bởi vì khi chúng ta hút thuốc lá thì khói thuốc và những hóa chất độc hại sẽ bám vào trong tóc tai, quần áo chúng ta. Khi chúng ta đi đến gặp người khác, theo nguyên tắc khuyếch tán, những chất đó sẽ hòa vào không khí. Những người tiếp xúc với người hút thuốc hàng ngày sẽ lãnh hậu quả đó. Và mặc dù là nó ít hơn so với hút thuốc lá thụ động và hút thuốc là chủ động nhưng về lâu dài thì tác hại của nó cũng rất khôn lường.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện có một số thói quen ăn uống không khoa học. Ví dụ như người Việt mình rất thích ăn đồ nướng, mà thực sự ra đối với mỗi 1 gram thịt nướng chúng ta ăn vào trong ruột đôi khi độc tố tương đương với việc hút 6 điếu thuốc.

Thêm nữa, nhiều người có thói quen/sở thích/quan niệm ăn chay để tích đức cho con cháu. Đây là một quan điểm rất nhân văn, rất tốt. Tuy nhiên, ta nên ăn chay đúng cách mới giảm được nguy cơ ung thư.

Ví dụ như nếu chúng ta ăn nhiều tương, chao thì điều này khá nguy hiểm - đặc biệt là những loại tương chao chưa qua kiểm nghiệm aflatoxin.

Bởi trong quá trình lên men tương, chao, với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam rất dễ nhiễm một loại nấm tạo ra độc tố aflatoxin. Đây là loại độc tố có khả năng tăng nguy cơ ung thư gan. Trong một số trường hợp nguy cơ ung thư gan tăng lên 1.000 lần. Nhiều khi chỉ cần một lượng độc tố bằng cái đầu kim thôi cũng đủ sức gây ung thư gan.

Điều nguy hiểm hơn là độc tố aflatoxin có độ bền với nhiệt nên nếu ta có nấu bao nhiêu đi nữa thì vẫn còn độc tính của nó, không thay đổi. Với những đặc điểm đó, cho nên khi ăn chay, chúng ta nên hạn chế bớt ăn các loại tương, chao mà chưa được kiểm nghiệm độc tố aflatoxin.

Trên đây là một số lý do khiến cho căn bệnh ung thư ở Việt Nam gia tăng đến vậy.

Còn đối với ở Mỹ, bệnh ung thư cũng gia tăng ở một số loại nhất định. Nhưng do đặc điểm sống và sinh hoạt của người Mỹ khác với người Việt cho nên một số loại ung thư ở Mỹ hầu như rất ít.

Ví dụ người Mỹ tỉ lệ ung thư gan hầu như là không có hoặc rất ít, trong khi Việt Nam lại rất cao. Nhưng người Mỹ lại có ung thư phổi là phổ biến, tiếp đó là ung thư vú, ung thư tử cung...

Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ của khoa học và chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như chương trình tầm soát quốc gia hiện nay khá hiệu quả và dân trí ngày càng tăng cao cho nên tỉ lệ ung thư ở Mỹ hiện nay đã chững lại và suy giảm ở một số loại nhất định. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho các nhà dịch tễ học cũng như các bác sĩ tại Mỹ.

Bạn đọc Phúc Huy - TPHCM (hỏi tiếp):

Xin ông giới thiệu vài nét nét Viện Ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ?
Viện Anderson hình thành từ những năm nào. Thế mạnh của Viện MD Anderson, thưa tiến sĩ?

Hàng năm Viện điều trị cho khoảng bao nhiêu bệnh nhân?
Tỷ lệ điều trị thành công của Viện là bao nhiêu %. Tỷ lệ này có tăng theo từng năm? Các ca ung thư giai đoạn cuối có thể kéo dài cuộc sống tối đa là bao nhiêu năm?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Viện Ung thư MD Anderson là một viện ung thư thuộc ĐH Texas của Hoa Kỳ. Đây là một viện công, phi lợi nhuận. Hiện nay Viện điều trị cho hơn 125 ngàn bệnh nhân mỗi năm và điều trị hơn 12 triệu lượt bệnh nhân cả nội trú lẫn ngoại trú.

Viện Ung thư MD Anderson có 21.000 nhân viên, hơn 1.750 bác sĩ , giáo sư; hơn 60 phòng lab và 21.000 nhân viên chia làm 3 ca làm việc liên tục.

MD Anderson là trung tâm ung thư số 1 của Mỹ trong suốt 15 năm qua. Bởi vì theo xếp hạng của tạp chí US News thì trong suốt 15 năm qua MD Anderson đã chiếm đến 12 lần đứng đầu.

Tại MD Anderson mỗi năm có 1.100 thử nghiệm lâm sàng để phát triển thuốc mới dành cho bệnh nhân ung thư.

Viện Ung thư MD Anderson hình thành cách đây khoảng 76 năm. Thế mạnh của Viện là điều trị ung thư và gần đây họ cũng đẩy mạnh hơn về hướng nghiên cứu và phòng ngừa ung thư cho cộng đồng.

Tỷ lệ điều trị thành công của Viện Ung thư MD Anderson tùy thuộc vào loại ung thư khác nhau và nó cũng thay đổi qua từng năm. Đối với một số loại ung thư máu thì hiện nay Viện MD Anderson điều trị hiệu quả và tỷ lệ thành công trên 95%. Đối với một số loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vú thì tùy vào giai đoạn của bệnh nhân, con số này có thể dao động trên 50%.  

TS Liêm chăm chú đọc từng thắc mắc của bạn đọc
TS Liêm chăm chú đọc và giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc

* Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Thúy, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Thưa tiến sĩ, gần đây, người ta hay nói những sai lầm trong nấu nướng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư?

Một người bạn của tôi ở Đà Nẵng khoe mới học được cách nấu thức ăn bằng phương pháp “Ẩm thực phân tử” của đầu bếp ở cuộc thi Chiếc Thìa Vàng. Chị ấy nói rằng “ẩm thực phân tử” là chế biến món ăn ở nhiệt độ thấp, nấu chậm và thời gian nấu sẽ lâu hơn bình thường, cách nấu này có thể ngăn ngừa được ung thư, không biết điều này có đúng không? Rất mong TS Liêm giải thích thêm. Cảm ơn tiến sĩ rất nhiều!

Xin tiến sĩ hướng dẫn cách nấu ăn an toàn nhất có thể? Nên nấu ở nhiệt độ nào?  Cảm ơn AloBacsi đã tạo điều kiện cho chúng tôi được TS Liêm tư vấn.Trân trọng cảm ơn TS Phan Minh Liêm.

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Bạn Thanh Thúy thân mến,

Chúng ta nên nấu thức ăn ở nhiệt độ thấp, nghĩa là dùng lửa nhỏ, nấu chín từ từ giúp giảm nguy cơ hình thành nên những phân tử gây ung thư trong quá trình chế biến thức ăn.

Khi muốn chiên dòn con cá đừng cho ngay vào chảo dầu xôi xèo xèo. Hãy chiên lửa nhỏ cho cá chín, sau đó gần cuối, hãy dùng lửa lớn chiên dòn trong một thời gian ngắn nhất có thể.

Chế biến thức ăn với nhiệt độ trên 200 độ C, tức là ngọn lửa tương đối lớn, quá trình biến tính của thức ăn từ những phân tử mang chất dinh dưỡng hình thành nên những gốc tự do cũng như những gốc Formaldehyd. Quá trình đó sẽ diễn ra nhanh ở nhiệt độ cao và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư do thức ăn.

Mặt khác, tốc độ biến tính của thức ăn thành những phân tử có hại phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Lấy ví dụ như thịt bò, quá trình biến tính diễn ra rất nhanh. Đơn giản vì bản thân thịt bò là loại thịt đỏ được khoa học chứng minh nếu sử dụng nhiều có thể gây ung thư.

Do đó, khi chúng ta chế biến thịt bò ở nhiệt độ cao nó sẽ trở thành những miếng thịt cháy khét thì nguy cơ gây ung thư càng cao hơn nữa. Chính vì vậy, khi chúng ta chế biến thịt bò phải rất cẩn thận.

Có thể nói, việc chúng ta sử dụng ngọn lửa nhỏ, nhiệt độ thấp và chế biến chậm, vừa phải,  rất tốt cho sức khỏe.

Thông thường, chúng ta nên cố gắng giữ nhiệt độ chế biến thức ăn dưới 200 độ C, tốt nhất là ở khoảng dưới 150 độ C. Tuy nhiên việc này cũng hơi khó vì việc đo nhiệt độ trong quá trình chế biến cũng đòi hỏi nhiệt kế nhất định và không phải ai cũng có điều kiện để làm. Cho nên 1 nguyên tắc đó là khi nấu ăn chúng ta nên nấu ở mức ngọn lửa nhỏ đừng bao giờ nấu bằng ngọn lửa lớn, điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Chen lẫn giữa các câu hỏi là các hồ sơ bệnh án cần TS Liêm tư vấn
Chen lẫn giữa các câu hỏi là các hồ sơ bệnh án cần TS Liêm tư vấn

* Bác Trần Cung - 68 tuổi, Hà Nội

Xin chào AloBacsi và TS Liêm,

Gần đây tôi có đọc nhiều bài viết về thực phẩm biến đổi gen (GMO) với nhiều ý kiến trái chiều.

Con trai tôi rất thích dùng ngũ cốc trong bữa ăn sáng. Xin TS cho biết có nên ăn ngũ cốc, khi mà đại đa số ngũ cốc đều là thực phẩm biến đổi gen. Trong các thực phẩm biến đổi gen hiện nay thì món nào an toàn, món nào có thể ăn thường xuyên, món nào nên hạn chế?

Cách chế biến món ăn từ thực phẩm biến đổi gen có cần lưu ý điều gì không? Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe tiến sĩ!

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Cháu xin chào bác Trần Cung,

Câu hỏi của bác hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Liệu thực phẩm biến đổi gen có an toàn hay không.

Theo ý kiến cá nhân của cháu thì thực phẩm biến đổi gen an toàn hay không phụ thuộc vào quá trình chuyển gen vào thực vật.

Nếu chúng ta chuyển vào trong gen của thực vật những gen mà sản sinh loại thuốc kháng sâu bệnh tự nhiên mà an toàn cho cơ thể con người thì điều đó chấp nhận được. (Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có những thử nghiệm lâm sàng theo dõi kĩ càng). Nếu quá trình chuyển gen mà làm tăng hàm lượng dinh dưỡng hoặc làm tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn của một số loại cây thì thật ra về mặt nguyên tắc những loại thực phẩm biến đổi gen này cũng không quá nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Hiện nay đa phần bắp (ngô) của Mỹ là biến đổi gen và mọi người vẫn sử dụng an toàn chứ không có gì quá nguy hiểm, bác nhé. Như cháu đã nói ở trên, ngũ cốc có an toàn hay không phụ thuộc vào loại gen gì đã được chuyển vào bột ngũ cốc đó nên mặc dù câu hỏi của bác rất hay nhưng tiếc là cháu không có đủ thông tin để biết là họ đã chuyển gen gì vào loại ngũ cốc mà bác đã sử dụng.

Mong bác thông cảm. Cháu chào bác.

* Chị Tú Quyên - Lâm Đồng và anh Phúc Hữu, Đà Nẵng cùng có những thắc mắc sau:

- Xin chào TS Liêm,

Gần đây có nhiều chương trình quảng cáo về tác dụng của củ nghệ trong phòng chống và điều trị ung thư. Xin hỏi TS Liêm về công dụng của củ nghệ trong việc ngừa và điều trị ung thư?

- Tôi nghe nói rằng chất Curcumin trong nghệ có thể ngừa ung thư? Sử dụng loại nghệ nào là tốt nhất? Nếu nêm nếm nghệ trong bữa ăn, nấu chín thì nghệ có còn tác dụng trên?

Sử dụng nghệ để chế biến món ăn có làm mất tác dụng của chất Curcumin? chế biến như thế nào để giữ nguyên chất chống ung thư và phát huy tối đa công dụng Curcumin từ nghệ? Một ngày sử dụng bao nhiêu gram nghệ là hợp lý?

Nghệ hay nói đúng là chất Curcumin từ nghệ có chống chỉ định cho người nào, bệnh nào không nên dùng?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Curcumin là một chất kháng ung thư toàn diện (có trong củ nghệ), điều này đã được hơn 2.500 công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh.

Curcumin ức chế và tiêu diệt ung thư bằng những cách khác nhau. Ví dụ như Curcumin có thể ức chế một phân tử rất quan trọng cho sự sinh tồn, tăng trưởng, phát triển và kháng thuốc của ung thư.

Bên cạnh đó, Curcumin cũng kích hoạt 1 số gen kháng ung thư có sẵn trong tế bào cũng như những gen khác có khả năng gây ra hiện tượng tự sát của tế bào ung thư. Đó là cách mà chúng ta tiêu diệt ung thư một cách đặc hiệu, an toàn.

Ngoài ra, Curcumin cũng làm chậm sự tăng trưởng của ung thư và làm giảm tốc độ đột biến trong AND của ung thư. Curcumin hiện nay đã được sử dụng điều trị, phòng ngừa trong nhiều viện ung thư trên thế giới nhưng Curcumin vẫn chưa được xem là 1 loại thuốc chính thức trong quá trình điều trị bởi vì nhiều lý do, trong đó là một số các thực nghiệm lâm sàng vẫn chưa hoàn tất giai đoạn 3 và vẫn đang tiến hành.

Tuy nhiên hiện nay đa số các kết quả đều rất khả quan, ví dụ như Viện MD Aderson cách đây 1 vài năm có tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy và dùng Curcumin để chữa cho bệnh nhân này cho kết quả rất khả quan.

Theo đó, họ chia bệnh nhân làm 3 nhóm: 1 nhóm chỉ dùng các liệu pháp hóa trị thông thường, 1 nhóm dùng Curcumin, 1 nhóm kết hợp Curcumin và hóa trị thì nhóm sử dụng Curcumin và Curcumin kết hợp hóa trị có kết quả tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nhóm hóa trị chứ không tệ hơn.

Đặc biệt khi đưa Curcumin vào làm giảm khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư bởi nó ức chế sự sinh tồn của 1 số phân tử, 1 số tín hiệu mà tế bào ung thư sử dụng để kháng thuốc, vì vậy Curcumin được xem là một trong những cứu cánh của y học hiện đại ngày nay trong việc điều trị ung thư.

Curcumin có 1 hạn chế đó là khả năng hấp thu của nó qua đường ruột kém nên có rất nhiều phương pháp mà hiện nay y học đang sử dụng để tăng chế độ thẩm thấu cũng như là tăng khả năng hấp thụ của Curcumin. Ví dụ như lấy một số phân tử của axit béo gắn liên kết với Curcumin và như vậy khi tế bào ruột lấy axit béo đó thì lấy luôn Curcumin.

Bằng cách này người ta có thể làm tăng khả năng hấp thu Curcumin lên gấp 65-70 lần so với Curcumin bình thường hoặc 1 phương pháp khác đó là hiện nay phân tử EGCG - phân tử trong lá trà xanh cũng có tầm quan trọng không khác gì Curcumin.

Ngoài Curcumin, EGCG là một chất chiết xuất từ lá trà xanh cùng với polyphenol cũng có khả năng ức chế quá trình tăng trưởng và tạo tế bào mầm của khối u. Đồng thời nó cũng ức chế con đường tín hiệu cần thiết cho sự lớn lên và phân chia của tế bào ung thư.

EGCG hiện nay đang được sử dụng kết hợp với một số kháng thể đơn dòng để vận chuyển EGCG đến chính xác tế bào khối u.

Trong điều trị cho bệnh nhân ung thư vú âm tính với 3 thụ thể - loại ung thư vú rất nguy hiểm và kháng thuốc rất mạnh, di căn xa, khả năng sống của bệnh nhân rất thấp - khi dùng EGCG kết hợp với một số kháng thể đơn dòng các nhà khoa học đã chứng minh là có thể tiêu diệt tế bào ung thư một cách hiệu quả hơn, chính xác hơn mà không gây ra tác dụng phụ như những loại hóa trị khác.

Xu hướng mới của thế giới là ứng dụng những dược chất, hoạt chất có khả năng kháng ung thư trong tự nhiên và mình thay đổi cấu trúc phù hợp với nó để tăng khả năng hấp thu cũng như tăng khả năng tồn tại trong cơ thể, tăng khả năng vận chuyển chính xác đến khối u.

Chúng tôi tin rằng trong một vài năm nữa việc sử dụng những chất này sẽ ngày càng phổ biến bởi vì bản thân những hoạt chất này ít tác dụng phụ hay nói chính xác là tác dụng phụ gần như là không đáng kể so với hóa trị.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu quá trình chiết xuất EGCG từ trà xanh diễn ra không hoàn chỉnh thì có thể pha lẫn 1 số tạp chất (caffein…), làm ảnh hưởng đến bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch.

Hoặc Curcumin có tác dụng phụ là đôi khi gây đầy hơi, táo bón, khó tiêu, mệt, chóng mặt... Một số trường hợp làm loãng máu nhẹ nên những bệnh nhân bị rối loạn đông máu nên sử dụng Curcumin mức độ vừa phải hoặc bệnh nhân sắp phẫu thuật hoặc làm thủ thuật y tế gây chảy máu cũng nên hạn chế sử dụng Curcumin.

Hay bệnh nhân sử dụng Curcumin trong quá trình hóa trị có sử dụng thuốc có khả năng tương tác ngược với Curcumin thì cũng nên thận trọng. Tốt nhất là không nên dùng trong thời gian hóa trị bởi vì trừ khi các nhà khoa học cũng như bác sĩ đã tính toán được tương tác giữa Curcumin với những loại thuốc đó và chắc chắn là an toàn thì chúng ta mới nên dùng.

Nếu chúng ta chưa tính toán được những thông số đó, chưa biết dùng thế nào là an toàn thì tốt nhất nên tránh bởi việc phối hợp không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và có thể sinh ra những tương tác thuốc mà tạo ra những sản phẩm độc với cơ thể hoặc thậm chí ức chế kiềm hãm và làm mất tác dụng của phác đồ chúng ta đang sử dụng.

Do đó, để an toàn, việc sử dụng Curcumin cũng như những dược chất khác trong tự nhiên để phối hợp tăng kết quả điều trị thì cần có sự tham vấn của các chuyên gia y tế có chuyên môn.

 

>>> Xem thêm bài viết của TS Phan Minh Liêm trên tạp chí y khoa:
Curcumin ức chế sự kháng thuốc và di căn của tế bào ung thư

TS Liêm đang giải thích, tư vấn chiều 8/9
a
TS Liêm đang giải thích, tư vấn chiều 8/9

* Bạn đọc Trương Văn Đào - 35 tuổi, TPHCM

Xin chào AloBacsi,
Tôi là người rất hâm mộ bác Hán Văn Tình, đọc báo thấy bác mất vì ung thư phổi tôi rất buồn và cũng rất lo lắng. Sao giờ đọc đâu, nhìn đâu cũng toàn thấy “ra đi” vì ung thư thôi BS ạ. Tôi có hút thuốc trên 5 năm rồi nhưng không nhiều, thi thoảng buồn bực hoặc quá mệt mỏi tôi mới hút 1 điếu lấy lại tinh thần.

Tôi có một số thắc mắc về bệnh ung thư phổi, rất mong được TS Liêm giải đáp:
- Nguyên nhân gây ung thư phổi, người hút ít thuốc lá như tôi (có tập thể dục hằng ngày khoảng 30 sáng và 30 phút tối) thì nguy cơ mắc ung thư phổi là bao nhiêu phần trăm? Nếu từ giờ tôi đoạn tuyệt và quyết tâm cai thuốc thì cần làm gì để thanh lọc các độc chất trong phổi do tích tụ từ nhiều năm ghiền thuốc lá.

- Vì tôi có nhiều thắc mắc cũng như nghĩ rằng cánh đàn ông có hút thuốc như tôi cũng đang lo sợ về căn bệnh này nên rất mong nhận được giải đáp của TS. Tôi biết tiến sĩ rất bận  nhưng vẫn dành thời gian tư vấn cho người dân chúng tôi là đáng quý lắm. Chân thành cảm ơn và kính chúc TS Liêm nhiều sức khỏe!

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Cháu chào và cảm ơn bác Đào,

Sự ra đi của bác Hán Văn Tình cũng như rất bệnh nhân ung thư trong thời gian gần đây khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa ung thư.

Đây là tín hiệu tốt cho sức khỏe cộng đồng, bởi khi người dân nhận thức về căn bệnh này sâu sắc hơn thì việc phòng ngừa sẽ được chú trọng và tương lai hi vọng rằng tỉ lệ mắc ung thư sẽ giảm xuống, bác ạ.

Đối với ung thư phổi, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó, ung thư phổi còn do những yếu tố khác như đột biến gen, đột biến thụ thể như tăng trưởng trên tế bào mặt của tế bào ung thư, đột biến trong quá trình sao chép AND của tế bào hay là những sắp xếp gen ALK, hoặc do yếu tố môi trường (ô nhiễm, bức xạ) đều tăng khả năng ung thư phổi.

Trong trường hợp của bác, để biết nguy cơ ung thư của bác là bao nhiêu %, chúng ta cần có các thông tin về yếu tố thói quen, lối sống như: Bác có hay thức khuya không, có hay vận động không, bác ăn uống như thế nào và trong bộ gen của bác có bị đột biến tiềm ẩn gây ung thư không... từ đó mới đưa ra đánh giá khách quan và chính xác về nguy cơ mắc ung thư của bác được ạ.

Việc bác ngừng hút thuốc lá là điều rất đáng mừng, bởi dù chỉ hút 1-2 điếu so với việc chúng ta không hút thì nguy cơ ung thư phổi của việc hút 1-2 điếu vẫn cao hơn rất nhiều. Và không những nguy cơ đối với người hút mà còn đối với những người khác nữa. Vì thế việc ngưng hút thuốc lá rất tốt cho sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Việc thanh lọc độc chất tích tụ trong phổi nhiều năm do thuốc lá về nguyên tắc, một khi phế nang đã bị tổn thương bởi những độc chất thì hầu như không thể loại bỏ được những tổn thương đó.

Tuy nhiên, có một phương pháp - gọi là "phương pháp tế bào mầm" có tác dụng thanh lọc những độc chất tích tụ trong tế bào nhiều năm, cũng giúp một số trường hợp bệnh nhân hồi phục và sửa chữa những tổn thương gây ra trong phế nang.

Phương pháp tế bào mầm mặc dù gần đây phát triển như vũ bão lại dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt là nguy cơ tế bào mầm trở thành tế bào ung thư. Bởi vì tế bào mầm và tế bào ung thư có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Nếu chúng ta xét về mặt phân tử, có rất nhiều con đường tín hiệu tế bào mầm mà tế bào ung thư sử dụng và ngược lại. Chính vì vậy, phương pháp tế bào mầm mặc dù là điều hy vọng trong việc phục hồi những tổn thương hoặc là việc thanh lọc những độc chất tích tụ trong tế bào nhiều năm, nhưng sẽ cần thời gian để đánh giá khách quan sự an toàn của liệu pháp này.

Trong thời gian này, việc thanh lọc hết hầu như không thể làm được, nhưng mà cơ thể chúng ta vẫn có khả năng tự cứu chữa nhất định. Chính vì vậy khi mình ngưng hút thuốc lá những tổn thương đó sẽ giảm đi. 

TS Liêm đang tư vấn trực tiếp cho bạn đọc tìm đến hỏi về bệnh ung thư của mẹ
a
TS Liêm xem bệnh án và tư vấn cho bạn đọc đến hỏi về bệnh ung thư của mẹ

* Bạn đọc Bá Đắc - Hải Phòng

Hôm nay được gặp 1 người làm ở Viện ung thư tôi mừng quá. Tôi có thắc mắc này, rất mong tiến sĩ giải thích giúp.
- Vì sao người ta nói tinh thần lạc quan sẽ đẩy lùi bệnh ung thư? Đây chỉ là lời khuyên mang tính lý thuyết, động viên tinh thần người bệnh hay có bằng chứng khoa học, thưa tiến sĩ? Xin TS Liêm rất nhiều?

- Vì sao khi buồn bã con người dễ bị bệnh hơn?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Chào bạn Bá Đắc,

Câu hỏi của bạn rất hay.

Trong quá trình điều trị ung thư, tinh thần và sự quyết tâm của người bệnh chiếm ít nhất 50% yếu tố quyết định sự thành công. Thầy thuốc và phương tiện điều trị chỉ chiếm 50% còn lại.

Bởi khi lạc quan yêu đời, tin tưởng thì cơ thể sản sinh ra những chất kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn.

Hệ miễn dịch là một trong những hàng rào phòng thủ hoạt động hiệu quả nhất để chống lại ung thư. Nếu hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt thì những tế bào lympho, tế bào tự nhiên hoặc tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư ở mức lên đến 80 - 90%.

Cho nên, khi hệ miễn dịch hoạt động tốt thì khả năng mắc ung thư của chúng ta sẽ thấp đi. Thực tế cho thấy người lạc quan, yêu đời rất ít bệnh.

Đối với những người bị ung thư cũng vậy. Có những trường hợp không chữa trị gì mà vẫn khỏi thì đa phần dựa vào hệ miễn dịch hồi phục, tấn công tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Liệu pháp được xem là có triển vọng nhất tại thời điểm này là liệu pháp miễn dịch. Tức là, tế bào ung thư hình thành những cơ chế để ức chế sự tấn công của hệ miễn dịch.

Hiện nay, phương pháp miễn dịch con người đang sử dụng là tìm mọi cách nâng cao khả năng của hệ miễn dịch lên và làm cho tế bào ung thư không thể tàng hình được nữa. Như vậy, việc điều trị ung thư bằng hệ miễn dịch rất là tốt.

Khi chúng ta buồn bã, bi quan thì cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh ra những hormone gây stress. Lúc đầu, những stress hormone này sẽ khiến cơ thể của chúng ta sinh tồn tốt hơn - đây là một quá trình phản ứng tiến hóa tự nhiên được giữ lại suốt hàng triệu năm. Stress hormone được sản sinh ra khi chúng ta gặp stress hoặc nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu mà chúng ta cứ buồn bã, stress liên tục như vậy thì stress hormone sẽ sản xuất liên tục trong nhiều ngày thì tác dụng sẽ ngược lại. Lúc này, stress hormone sẽ kích thích ung thư phát triển nhanh hơn. Và điều quan trọng hơn nữa là nó sẽ ức chế hệ miễn dịch. Cho nên những người buồn bã, hay thất tình, bị quan, chán nản… thì hệ miễn dịch của họ thường rất dễ bị suy giảm, khiến ung thư dễ sớm bùng phát.

Chính vì thế, sự lạc quan, tin tưởng, yêu đời và tâm lí sống nhẹ nhàng, thoải mái sẽ giúp cho bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị ung thư.

Tại Viện MD Anderson có rất nhiều đồng nghiệp đã bó tay trước các trường hợp tiên lượng chỉ có thể sống được vài tháng nhưng sau đó người bệnh gặp bác sĩ tâm lí, khuyên bệnh nhân và bắt đầu sử dụng những liệu pháp mới, đặc biệt là những dược chất kháng ung thư trong tự nhiên thì một số bệnh nhân lại khỏi bệnh. Kể cả bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Người bệnh vẫn có thể sống được thêm 8 - 10 năm nữa mà không đau đớn gì.

Như vậy, yếu tố tinh thần rất quan trọng. Việc quyết tâm trong điều trị rất quan trọng. Theo tôi, nó quyết định từ 55 - 60% thành công trong điều trị ung thư.

Vì vậy, chúng ta cần cố gắng để có cuộc sống yêu đời, lạc quan, vui vẻ bằng nhiều cách: đi du lịch, thăm người thân, làm những gì mình thích.

Hoặc chúng ta nên tập yoga, thiền… là những liệu pháp rất là tốt để tĩnh tâm, loại bỏ những stress trong cuộc sống để tập trung vào điều trị ung thư hiệu quả hơn (nếu có bệnh) hoặc nếu không có bệnh cũng là cách "ngăn ung thư đến gần".

Mặt khác, đối với các bác sĩ, điều dưỡng làm ở khoa, trung tâm ung thư cũng cần được đào tạo kỹ về tâm lý. Họ phải là người thấu hiểu tâm lý người bệnh để có thể trò chuyện nhẹ nhàng và động viên giúp bệnh nhân không suy sụp và tin tưởng vào việc điều trị.

Như vậy, kết quả điều trị sẽ cao hơn nhiều. Bởi nếu để bệnh nhân suy sụp, stress hooc môn tiết ra nhiều, hệ miễn dịch suy giảm thì giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Ngay cả cách thông báo tin cho bệnh nhân là họ bị ung thư cũng phải hết sức tâm lý. Tránh để bệnh nhân sốc, buông xuôi.

* Bạn đọc Tuấn Quý - Lái Thiêu, Bình Dương

Có người bảo đã ung thư thì ăn gì cũng được. Kiểu như không còn gì để mất. Xin hỏi, TS Người bệnh ung thư nên ăn gì, kiêng gì?

Việc ăn uống đúng có tác dụng như thế nào trong việc điều trị bệnh ung thư?

Có nên ăn yến, nhung, sữa bổ dưỡng?

Có nên uống mật ong hàng ngày để tăng sức đề kháng.

Thực phẩm tốt nhất cho người bệnh ung thư, thưa tiến sĩ?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Chào bạn,

- Trong quá trình điều trị ung thư, dinh dưỡng là yếu tố sống còn. Bởi vì, chúng ta cần bổ sung  cho cơ thể những nguồn dinh dưỡng tốt mà không làm cho các tế bào ung thư phát triển.

Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng trên bề mặt của các tế bào ung thư, có rất nhiều thụ thể, có khả năng bắt các tín hiệu rất mạnh so với tế bào bình thường.

Cho nên, khi chúng ta ăn yến, nhung, sâm… những loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng hồi phục sức khỏe thì trong một số trường hợp những loại thực phẩm đó sẽ kích thích ung thư phát triển nhanh.  Khi những tín hiệu tăng trưởng vào bên trong cơ thể chúng ta thì tế bào ung thư với số lượng thụ thể nhiều hơn rất nhiều tế bào bình thường sẽ hưởng lợi từ tế bào tăng trưởng đó gấp nhiều lần so với tế bào bình thường.

Vì thế, khi nói ăn yến, nhung, sâm… cho khỏe cũng đúng, nhưng chưa đủ.

Nghĩa là ăn yến, nhung...sẽ giúp các tế bào bình thường hưởng lợi trên nhưng tiếc thay các khối u ung thư lại có lợi gấp 2-3, thậm chí gấp 10 lần tế bào bình thường.

Cho nên, việc sử dụng những chất tăng trưởng hồi phục như vậy, phải rất cẩn thận, bởi nếu chúng ta dùng sai thì vừa làm cho tế bào ung thư tái phát, đồng thời làm cho quá trình kháng thuốc diễn ra nhanh hơn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn nhiều.

2. Đối với sữa, hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa khác nhau. Có những loại làm từ sữa bò, đạm, thực vật…

Đối với những loại sữa bò nếu các hãng sữa không tuân thủ những quy định sản xuất xanh nghĩa là sử dụng các hormone tăng trưởng, kích thích để cho bò tiết sữa thì những chất này cũng đi vào cơ thể chúng ta khi uống.

Việc lấy sữa mỗi ngày sẽ khiến cho núm vú con bò bị viêm. Nếu như công ty sản xuất sữa không lưu ý, để tình trạng này diễn ra liên tục thì những hormone gây viêm cũng đi vào trong sữa.

Như chúng ta đã biết phản ứng viêm là phản ứng tiền căn gây ung thư, bởi viêm mãn tính là 1 trong 10 dấu hiệu quan trọng nhất gây ra ung thư. Như vậy, nếu chúng ta dùng các sản phẩm sữa mà không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ quá trình sản xuất xanh rất có hại cho bệnh nhân ung thư.

Chính vì vậy, chúng ta nên cân nhắc chỉ nên dùng loại sữa đảm bảo không sử dụng thuốc tăng trưởng, không bị những hormone gây viêm nhiễm lẫn vào trong sữa… Điều này rất quan trọng trong việc điều trị ung thư.

3. Có người bảo ung thư ăn gì cũng được, điều này không đúng bởi vì có một số loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư.

Ví dụ những loại thực phẩm quá ngọt hoặc béo không tốt cho người bệnh. Bởi đường và mỡ là 2 nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư.

Nếu chúng ta cung cấp đường và mỡ cho tế bào ung thư quá nhiều thì khả năng hồi phục của tế bào ung thư sẽ nhanh hơn và khả năng kháng thuốc cũng sẽ cao hơn. Quá trình kháng thuốc của tế bào ung thư cần năng lượng và những tiền chất để nó tự xây dựng tế bào ung thư mới. Đường và mỡ là 2 nguồn cung cấp những nguồn năng lượng và những tiền chất đó cho tế bào ung thư để nó tăng trưởng kháng thuốc và di căn.

Chính vì vậy, trong quá trình ăn uống, phải luôn lưu ý, hạn chế là không nên ăn quá ngọt và quá nhiều chất béo, tăng hàm lượng rau xanh, rau quả, những loại trái cây mà có khả năng kháng những tế bào ung thư như: dâu tây, nho, táo, cam, xoài… Đó là những loại trái cây mà các nhà khoa học đã nghiên cứu là có những chất kháng oxy hóa, cũng như chứa các chất vitamin là những chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu hệ miễn dịch tốt thì sẽ đẩy lui ung thư.

Chính vì vậy, dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị ung thư và ngăn ngừa ung thư và ung thư tái phát.

Vừa trả lời bạn đọc, vừa trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp bác sĩ trong nước
BS Nguyễn Đức Ninh tranh thủ trao đổi, hỏi về chuyên môn với TS Liêm

* Đức Thịnh, 78 tuổi, TPHCM

Chào TS Liêm,

Bác là cán bộ hưu trí, là độc giả thân thiết của trang AloBacsi 6 năm nay. Bác rất tâm đắc về các tư vấn của đội ngũ AloBacsi, đặc biệt là các phần chia sẻ kiến thức phòng tránh ung thư của con (xin phép xưng hô như vậy cho thân tình). Hôm nay nghe con tư vấn trực tiếp, bác mừng quá.  Bác cảm ơn trang AloBacsi đã làm cầu nối tuyệt vời, đặc biệt là cảm ơn con đã nhận lời tư vấn giải đáp thắc mắc cho mọi người.

Bác xin nhờ con giải thích về phác đồ Integrative Medicine? Ưu điểm của phác đồ này? Con có thể giới thiệu một số thuốc đang dùng cho phác đồ này? Nếu muốn được điều trị ung thư theo phác đồ này cần có các điều kiện gì?

Bác cảm ơn con rất nhiều. Cảm ơn vì con đã làm rạng danh người Việt ở Mỹ. Chúng ta thật sự rất tự hào về con.

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Chào bác,

Cháu xin cảm ơn bác Thịnh, cháu cũng rất vui khi được trả lời thắc mắc của bác. Cháu xin trả lời thắc mắc của bác như sau:

Integrative Medicine được tạm dịch là "Y học tích hợp", được rất nhiều Viện ung thư hàng đầu trên thế giới sử dụng và phát triển. Y học tích hợp bao gồm rất nhiều phương pháp nhỏ: thiền, yoga, âm nhạc, sử dụng các dược chất kháng ung thư có nguồn gốc tự nhiên...

Mục tiêu của Integrative Medicine là nâng cao thể trạng của bệnh nhân, đồng thời ức chế sự phát triển tế bào ung thư của bệnh nhân bằng cách an toàn nhất, không gây ảnh hưởng đến cơ thể con người như hóa trị, xạ trị.

Việc sử dụng tích hợp phương pháp hóa trị, xạ trị với phương pháp Y học tích hợp sẽ nâng cao thể trạng của bệnh nhân.

Cháu xin ví dụ, một số bệnh nhân sau khi sử dụng Integrative Medicine hay EGCG (một chất chiết xuất từ lá trà xanh) trước hoặc sau khi hóa trị thì đa phần sức khỏe của họ tốt hơn lên và tế bào ung thư sẽ giảm khả năng phục hồi.

Bởi vì hóa trị và xạ trị rất độc hại, nhiều tác dụng phụ nên không thể sử dụng phương pháp này liên tục cho bệnh nhân mà phải cách khoảng từ 2 tuần - 1 tháng.

Giữa những lần nghỉ đó thì tế bào ung thư sẽ tái tạo và sửa chữa những tổn thương do hóa trị và xạ trị gây ra. Nếu chúng ta để quá trình đó diễn ra thì tế bào ung thư có khả năng kháng thuốc và hóa trị, xạ trị sẽ mất dần khả năng tiêu diệt ung thư.

Cho nên, nguyên lí điều trị ung thư ở một số Viện nghiên cứu ung thư hàng đầu là họ sẽ tìm cách làm chậm lại sự phục hồi của tế bào ung thư. Sử dụng một số hoạt chất tự nhiên như curcumine, EGCG... dưới sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia y tế có tác dụng giảm sự phát triển của tế bào ung thư, giảm khả năng kháng thuốc và làm tăng tác dụng của hóa, xạ trị.

Việc sử dụng Integrative Medicine đòi hỏi phải có sự tư vấn của các chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm và am hiểu rất kĩ về phương pháp này cũng như là các phương pháp truyền thống để phối hợp bài bản.

Bản thân những dược chất chúng ta sử dụng trong y học tích hợp như Curcumine, EGCG... cũng có những lưu ý. Ví dụ như Curcumine không được sử dụng khi bệnh nhân sắp có chỉ định phẫu thuật hay là những quy trình có khả năng gây chảy máu. EGCG cũng không dùng được cho những người có bệnh lý về tim mạch…

Ngoài ra, Curcumine, EGCG có khả năng làm giảm quá trình đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, đó là ức chế những enzim trong gan, máu. Chính vì thế, việc dùng curcumine, EGCG có thể làm cho thuốc lưu lại trong cơ thể chúng ta lâu hơn và đôi khi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc chúng ta đào tạo những bác sĩ am hiểu cả phương pháp Y học tích hợp cũng như các phương pháp y học khác để đưa ra những chỉ định bài bản, khoa học nhất, tốn rất nhiều thời gian.

Theo cháu biết, hiện nay cũng chỉ có một số ít Viện ung thư hàng đầu mới có khả năng sử dụng phương pháp Y học tích hợp này.

Cháu hy vọng, sắp tới, phương pháp Integrative Medicine này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn ở Việt Nam. Ta không đơn thuần sử dụng các dược chất chống ung thư mà bao gồm luôn cả chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với lối sống lành mạnh, thể dục thể thao, thái cực quyền, yoga… làm tăng thể trạng của bệnh nhân lên. Chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân không những ở mặt thể chất mà còn về tinh thần nữa, vì tinh thần là yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc điều trị ung thư.

Sau đây là tóm tắt thông tin về một số thuốc Integrative Medicine, kính gửi bác tham khảo:
1. Curcubrain: Curcumin thế hệ mới nhất, tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của ung thư bằng cách tấn công nhiều mục tiêu trong tế bào ung thư.
2. Resveratrol: tấn công tế bào ung thư bằng cách ức chế nhiều con đường tín hiệu tăng trưởng
3. Graviola: ức chế quá trình chuyển hoá năng lượng đường phân của tế bào ung thư, tiêu diệt và ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
4. Bitter melon: tiêu diệt ung thư và làm giảm lượng đường trong máu. Đường (glucose) là một nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho tế bào ung thư. Do đó, bitter melon vừa tiêu diệt ung thư, vừa ức chế nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư.
5. EGCG: thuốc điều trị ung thư thế hệ mới chiết xuất từ trà xanh, tấn công ung thư toàn diện.
6. Cordyceps: chiết xuất đông trùng hạ thảo, tăng cường hệ miễn dịch kháng ung thư.
7. Curcumin và Bioperine: Curcumin thế hệ thứ 2, tấn công ung thư bằng cách ức chế nhiều con đường tín hiệu sinh tồn và tăng trưởng của khối u.

Chăm chú lắng nghe và giải đáp ngọn ngành mọi thắc mắc
Chăm chú lắng nghe và giải đáp ngọn ngành mọi thắc mắc trong suốt 5 tiếng đồng hồ

* Hai bạn đọc ở TPHCM, Đà Nẵng có chung câu hỏi sau:

Vì sao người ta hay nói bị bệnh tiểu đường, béo phì có nguy cơ ung thư "ít nhất là cao gấp đôi người bình thường"? Có nghiên cứu cụ thể về bệnh ung thư trên người tiểu đường, béo phì không, thưa tiến sĩ? Cách nào để người tiểu đường, béo phì phòng tránh ung thư hiệu quả? Cảm ơn tiến sĩ đã dành thời gian tư vấn cho chúng tôi.

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Chào các bạn,

Có một thực tế là tế bào ung thư lấy rất nhiều đường. Người có bệnh tiểu đường thì đường huyết thường giao động. Hàm lượng đường lên cao, xuống thấp…Khi hàm lượng đường lên quá cao, tế bào ung thư sẽ lợi dụng để lấy đường và phát triển.

Ở người béo phì, tế bào mỡ tiết ra các chất gây phản ứng viêm, cũng làm cho tế bào ung thư phát triển.

Đúng là bệnh tiểu đường và béo phì là tiền căn dẫn đến ung thư, tuy nhiên thông tin “nguy cơ gấp đôi” thì chính tôi cũng chưa biết con số này có chính xác hay không bởi vì nguy cơ ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Trong cơ thể chúng ta luôn luôn có sự đấu tranh giữa gen gây ung thư và gen kháng ung thư.

Thông thường trong đa số các trường hợp gen kháng ung thư sẽ đủ mạnh để kiểm soát gen gây ung thư để cơ thể chúng ta sinh tồn. Gen kháng ung thư đa phần là những gen sẽ tiêu diệt tế bào khi tế bào có sự rối loạn phân chia.

Nếu gen kháng ung thư hoạt động quá mạnh thì cơ thể chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Còn nếu gen kháng ung thư hoạt động vừa đủ, ở mức độ vừa phải để kiểm soát và ngăn chặn ung thư hình thành và vẫn đảm bảo cơ thể phát triển tốt thì điều đó lý tưởng nhất và đa số mọi người chúng ta đều ở trong trạng thái này.

Tuy nhiên nếu gen gây ung thư mà vượt trội so với gen kháng ung thư vì nhiều lý do như đột biến làm cho gen gây ung thư có hoạt tính hoạt động mạnh hơn nhiều thì lúc đó sự cân bằng sẽ bị phá vỡ và tế bào bắt đầu phân chia một cách vô tội vạ. Trong trường hợp những người bệnh nhân bị tiểu đường hoặc béo phì thì cần phải cân nhắc yếu tố đó thì mới biết là có bị ung thư hay không.

Chính vì vậy có những bệnh nhân bị tiểu đường cả đời nhưng không bao giờ bị ung thư nhưng ngược lại có người mới chớm bị tiểu đường thôi là đã ung thư. Người béo phì cũng vậy.

Mặc dù tiểu đường và béo phì làm tăng nguy cơ gây ung thư nhưng không nên vì béo phì và tiểu đường mà quá lo lắng vì nếu chúng ta lo lắng thì lại làm tăng thêm nguy cơ ung thư.

Hiện nay có nhiều thuốc trên thị trường có khả năng điều trị bệnh tiểu đường cũng như bệnh béo phì hiệu quả hơn nhiều so với xưa. Chính vì vậy chúng ta cũng nên sử dụng những thuốc đó đúng theo chỉ định của bác sĩ và đối với bệnh nhân tiểu đường thì chúng ta nên kiểm soát đường huyết tốt, kiểm tra lượng đường huyết ít nhất là mỗi tháng một lần.

Đối với bệnh nhân béo phì thì cũng nên kiểm tra hàm lượng Cholesterol với tần suất khoảng 3 tháng/lần, điều đó sẽ giúp cho chúng ta có phác đồ điều trị phù hợp và tinh chỉnh lượng thuốc hiệu quả hơn để từ đó kiểm soát được nguy cơ tiểu đường và béo phì và giảm nguy cơ đối với yếu tố ung thư.

BS Tuyết Hoa đang đặt câu hỏi về bệnh ung thư với TS Phan Minh Liêm
Phó giáo sư - tiến sĩ bác sĩ Lê Tuyết Hoa đang đặt câu hỏi về bệnh ung thư với TS Phan Minh Liêm
a
Đồng cảm và mến phục những gì TS Liêm chia sẻ, BS Nguyễn Hồng Dũng mong muốn cho những kế hoạch dài hơi để nhân rộng những kiến thức TS Liêm cho rộng rãi cộng đồng
* TS.BS Lê Tuyết Hoa - Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch
Chào TS Liêm, nhờ TS Liêm giải thích, vì sao đun nấu bằng ga gây ung thư nhiều hơn nấu bằng củi như trước đây?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Cảm ơn câu hỏi của chị về việc sử dụng than củi hay gas, tác dụng và  ảnh hưởng của nó đến việc phát triển ung thư hiện nay.

Có 1 đặc điểm lớn khác biệt đó là hồi xưa khi mình nấu bếp thì không gian bếp rất thoáng nên khả năng thoát khí cũng như giảm khí tích tụ chất độc tốt hơn nhiều.

Còn hiện nay đa phần ở đô thị, không gian bếp kín, chính vì vậy khả năng tích tụ các độc chất trong quá trình chúng ta đun nấu sẽ nhiều hơn.

Thứ nữa, hiện nay có phong trào sử dụng những sản phẩm nước hoa xịt phòng hay nến thơm để khử mùi.

Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí mà sử dụng những chất tạo mùi từ dầu mỡ thì điều này không tốt cho sức khỏe bởi vì những chất tạo hương thơm, những nguồn benzen này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng gây ung thư.

Cho nên những người tiếp xúc nhiều với xăng dầu thì nguy cơ ung thư lại cao, tương tự như vậy những người tiếp xúc với dầu mỡ thì khả năng bị ung thư sẽ nhiều hơn người bình thường.

Còn nếu như nhà sản xuất họ tạo chất tạo mùi từ tinh dầu của hoa hay những chất từ thiên nhiên thật sự thì không vấn đề gì. Chính vì vậy, việc chúng ta có một không gian bếp thông thoáng là điều rất đáng quan tâm và rất cần thiết cho sức khỏe gia đình.

Quan trọng hơn nữa, việc sử dụng các loại nước hoa xịt phòng, chất hương phương, những loại nến khử mùi thì chúng ta cần phải cẩn thận sử dụng những hãng uy tín, tốt nhất là không nên lạm dụng những chất đó.

* Bạn đọc Phúc Cường - Long An

Vai trò của hệ miễn dịch trong phòng chống ung thư, thưa tiến sĩ?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kháng ung thư cũng như việc ngăn ngừa ung thư xuất hiện.

Việc tăng cường hệ miễn dịch thông qua những hoạt động như: thể dục thể thao hay nâng cao dân trí cho người dân về việc chúng ta cần phải thường xuyên vận động, sống lạc quan vui vẻ... là vô cùng cần thiết.

Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt thì những tế bào miễn dịch sẽ đi từng ngóc ngách trong cơ thể để phát hiện ra tế bào nào có nguy cơ phát triển thành ung thư, những tế bào nào là ung thư và tế bào nào là bình thường, khi phân biệt rõ thì tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt khối u một cách hiệu quả.

Nếu như 1 lý do nào đó mà hệ miễn dịch suy giảm ví dụ như chúng ta bi quan, chán đời, đang sử dụng những thuốc chống thải ghép hay sử dụng những thuốc kháng viêm có steroid thì những thuốc này sẽ giảm viêm nhưng đồng thời ức chế luôn hệ miễn dịch.

Về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Một ví dụ nữa là những bệnh nhân HIV ở giai đoạn cuối thì đa phần đều chết vì bệnh cơ hội nhưng cũng rất nhiều bệnh nhân HIV giai đoạn cuối chết vì ung thư bởi hệ miễn dịch của họ đã bị suy giảm rất nhiều, dẫn đến ung thư bùng phát, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, hệ miễn dịch là một tác nhân rất quan trọng, là một hàng rào phòng thủ tất yếu trong quá trình điều trị ung thư cũng như phòng ngừa ung thư.


* BS Nguyễn Minh Thu - Trung tâm Y tế quận 11

Xin nhờ TS Liêm giới thiệu 1 số thực phẩm và đông dược có thể tăng sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư. Ví dụ như Linh chi, đông trùng hạ thảo, viên nghệ... nên uống như thế nào để có công dụng phòng chống ung thư?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giống nhau được quảng cáo là có tác dụng kháng và ngừa ung thư. Trong đó đã có một số sản phẩm được khoa học nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng kháng ung thư.

Lấy ví dụ như chất curcumin có trong nghệ đã được hơn 2.500 công trình nghiên cứu chứng minh là có khả năng kháng ung thư. Hay EGCG là chất có trong trà xanh có khả năng kháng ung thư rất mạnh và đã có hơn 800 công trình nghiên cứu chứng minh điều đó.

Linh chi theo những nghiên cứu gần đây cho thấy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và kháng ung thư. Đông trùng hạ thảo có 2 tác dụng là Cordycepin - một chất trong chiết xuất của đông trùng hạ thảo có khả năng ngăn chặn sự hoạt động của tế bào ung thư và thứ 2 nữa là đông trùng hạ thảo cũng tăng cường sức đề kháng của cơ thể và từ đó đẩy lùi ung thư.

Tuy nhiên việc sử dụng những sản phẩm này cần có sự tham vấn của BS và chuyên gia y tế bởi vì nếu chúng ta sử dụng sai thì sẽ có nhiều tác dụng phụ cũng như làm giảm tác dụng điều trị, chị nhé.

* Bạn đọc Dan Nguyen - gửi từ FaceBook:

Chào TS Liêm, tôi nghe nhiều người nói bổ sung vitamin C có thể ngừa bệnh ung thư, điều này có đúng không ạ?

- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Vitamin C là 1 loại vitamin rất quan trọng cho sự hoạt động của hệ miễn dịch, việc bổ sung vitamin C là điều cần thiết đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng vitamin C quá liều thì cũng không tốt bởi nó gây ngộ độc.

Cho nên tốt nhất là chúng ta bổ sung vitamin C từ những nguồn tự nhiên như cam, chanh, bưởi.. các loại trái cây trong tự nhiên thì tốt hơn so với những loại mà chúng ta sử dụng ở dạng thuốc viên. Lý do là vitamin C chúng ta lấy từ những loại trái cây thì khả năng hấp thu cũng như mức độ bền của nó tốt hơn nhiều so với những loại vitamin C làm từ nhân tạo, vì vitamin C nhân tạo rất dễ bị oxy hóa. Tốt nhất là chúng ta nên ăn trái cây có chứa nhiều vitamin C vừa bổ sung vitamin C vừa bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết để đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ miễn dịch giúp đẩy lùi ung thư.

* Tuấn Anh, Phúc Hoàng và nhiều bạn đọc cùng có chung thắc mắc:

Vì sao thức khuya gây ung thư? TS Liêm vui lòng giải thích giúp? Chân thành cảm ơn anh.


- TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ:

Thức khuya rất có hại cho sức khỏe vì cơ thể con người là một cỗ máy sinh học được “thiết kế” để hoạt động ban ngày.

Chúng ta không được “thiết kế” hoạt động ban đêm nên khi chúng ta nghỉ ngơi vào ban đêm thì cơ thể sẽ hồi phục và nếu liên tục thức khuya thì quá trình hồi phục đó sẽ bị gián đoạn và đồng thời sẽ đảo lộn nhịp độ sinh học của cơ thể, làm hệ miễn dịch bị suy giảm.

Khi chúng ta thức khuya nhiều thì khả năng kháng ung thư của hệ miễn dịch sẽ giảm đi rất nhiều, chính vì vậy mà thức khuya là tiền căn dẫn đến ung thư.

Do đó, những người làm việc ca đêm thì nguy cơ ung thư họ cao hơn ít nhất là 30% so với những người làm ca ngày. Ở Mỹ đối với những người làm ca đêm thì họ sẽ được lương cao hơn và đồng thời cũng sẽ được tầm soát ung thư thường xuyên hơn.

 

a
"Ngôi sao" của buổi tư vấn luôn được đồng nghiệp bác sĩ tranh thủ chụp hình cùng
a
Đại diện AloBacsi thay mặt bạn đọc chuyển lời cảm ơn chân thành đến TS Phan Minh Liêm

*****
AloBacsi trân trọng cảm ơn TS Phan Minh Liêm.

Buổi gặp gỡ giữa nhà khoa học trẻ tâm huyết Phan Minh Liêm với hơn 20 ngàn bạn đọc online theo dõi trực tiếp qua video phát trực tiếp cùng nhiều bác sĩ của AloBacsi được đánh giá là "vô cùng bổ ích và giá trị".

Trong buổi tư vấn, có những bệnh nhân tìm đến tận nơi, mang theo hồ sơ bệnh án ung thư đều được TS Liêm tận tình tư vấn.

Thay mặt bạn đọc, trân trọng cảm ơn TS Phan Minh Liêm và kính chúc anh cùng gia đình thật dồi dào sức khỏe và những kế hoạch, khát vọng kéo giảm mạnh bệnh ung thư cho người Việt sớm thành hiện thực.

Trân trọng,

AloBacsi.vn

*** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi:

>>> Video chia sẻ kiến thức quý báu của TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư MD Anderson

>>> TS Phan Minh Liêm - Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ: Cập nhật kiến thức mới nhất phòng bệnh ung thư

>>>“Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”

>>> Có "thuốc phòng ngừa ung thư" không, thưa TS Phan Minh Liêm?


 

AloBacsi.vn

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X