Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ sốt cao nên ăn uống thế nào?

Khi trẻ bị sốt cao nhu cầu về nước, năng lượng, protid, vitamin và muối khoáng tăng lên nhiều. Vì vậy, ngoài việc dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước thì mẹ cần lưu ý cho trẻ dùng các loại quả chín, như cam, chanh, quít, bưởi…

Sốt là triệu chứng đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36,8 - 37,3 °C. Trẻ bị sốt là khi thân nhiệt trên 37,5 °C. Mức độ sốt của bé có thể phân thành 3 cấp độ:

●      Sốt nhẹ: 37,5°C - 38,5°C

●      Sốt vừa: 38,5 - 39°C

●      Sốt cao: 39°C - 40°C

●      Sốt rất cao: trên 40°C

Khi trẻ sốt, mệt mỏi nên vị giác sẽ kém, biếng ăn. Do đó, mẹ nên chú ý chế biến những món lỏng, dễ tiêu. (Ảnh minh họa)

Dù nguyên nhân trẻ bị sốt là gì, mẹ cũng cần bình tĩnh giúp con hạ nhiệt nhanh nhất có thể. Giống như các chiến binh “chữa cháy”, nếu mẹ có kỹ năng chăm sóc trẻ bị sốt thì bé có thể vượt qua cơn sốt mà không cần tìm đến bác sĩ.

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế để thực hiện cách hạ sốt cho phù hợp. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38,5°C thì mẹ chỉ cần giúp bé hạ nhiệt từ bên ngoài và bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nếu bé bị sốt cao hơn 38,5°C, mẹ nên cân nhắc dùng thuốc hạ sốt kịp thời.

Về chế độ dinh dưỡng, khi trẻ bị bệnh nói chung thì vị giác sẽ kém, ăn uống không được khiến phụ huynh rất lo lắng. Lời khuyên trong trường hợp này là cha mẹ nên cho trẻ ăn ít một, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ thích ăn bao nhiêu thì ăn nhưng sẽ ăn nhiều lần trong ngày, xen kẽ bổ sung nước cho trẻ nó rất cần thiết vì giúp trẻ có đủ năng lượng để chống lại bệnh.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia lưu ý, khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, thường có sốt cao, vật vã. Khi sốt cao chuyển hoá cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 1oC thì chuyển hoá cơ bản tăng lên 10%. Vì vậy, nhu cầu về nước, năng lượng, protid, vitamin và muối khoáng tăng lên nhiều. Ngoài việc dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu thì mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt cao nên bổ sung thêm những thực phẩm như các loại quả chín, như cam, chanh, quít, bưởi… chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu đạm như sữa mẹ, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt.

Trẻ dưới 6 tháng nên bú mẹ nhiều lần, nếu trẻ không bú được thì mẹ vắt sữa vào cốc rồi cho trẻ uống bằng thìa và cốc. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên ngoài bú mẹ, cho trẻ ăn bột, cháo, súp, nấu loãng hơn bình thường quấy với thịt, trứng, cá, rau xanh và dầu mỡ, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 6-8 bữa), uống thêm nước quả, sữa đậu nành. Khi trẻ đỡ sốt thì chuyển  dần sang chế độ ăn bình thường, đảm bảo số lượng và chất lượng.

Khi sốt thì không phải ăn kiêng, nhưng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn khô cứng, chế biến sẵn, thức ăn có nhiều mỡ khó tiêu.

>>> Chăm sóc trẻ bị cúm mùa như thế nào, hạ sốt sao cho đúng?

>>> Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chia sẻ những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X