Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ ho có đờm - dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả

Ho có đờm là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ho có đờm

- Trẻ ho nhiều, ho liên tục, tiếng ho nặng.

- Trẻ liên tục khạc nhổ, nôn trớ; có thể nôn ra các cục đờm nhớt có màu trắng hoặc vàng.

- Trẻ thở khò khè: tiếng khò khè gần giống tiếng ngáy, dễ phát hiện khi trẻ thở ra. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè bất thường (tình trạng nặng) với tiếng thở do tắc nghẹt mũi thông thường.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất khó để phân biệt tiếng khò khè do đờm gây ra và tiếng khò khè do trẻ ngạt mũi, sổ mũi. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ cho loãng dịch mũi để trẻ dễ thở, sau đó cha mẹ kiểm tra tiếng thở của con.

- Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, dịch mũi có màu vàng đặc, gây nghẹt mũi.

- Trẻ có thể bị sốt hoặc cũng có nhiều trường hợp không sốt.

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Có 2 nhóm nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm đó là do các bệnh lý mạn tính và bệnh lý cấp tính.

Các bệnh lý mạn tính bao gồm:

- Do tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): Đây là dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí ở phổi do đường thở bị thu hẹp lại so với bình thường. Trẻ ho do mắc COPD thường có các triệu chứng điển hình: Ho dai dẳng, ho có đờm màu trắng đục, xanh lá, vàng xanh.. kèm cảm giác tức ngực, thở gấp.

- Bệnh giãn phế quản thể ướt: Giãn phế quản gây triệu chứng ho có đờm đặc lâu ngày. Trẻ thường ho vào buổi tối và sáng sớm, đờm bị vón cục màu trắng đục như mủ, có thể ho ra máu. Khi bị giãn phế quản thể ướt, trẻ có thể cảm thấy sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, tức và đau thắt ngực, sụt cân mất kiểm soát,...

- Bệnh lao phổi: Bệnh do chủng vi khuẩn lao gây viêm, nhiễm trùng đường thở lâu ngày và làm tái cấu trúc niêm mạc phổi, phế quản. Trẻ bị lao sẽ thấy ngứa họng ho có đờm dài ngày không khỏi, thậm chí lẫn máu tươi; đau tức ngực, khó thở, sốt, ra mồ hôi trộm, chán ăn....

Các bệnh lý cấp tính

Bao gồm: viêm mũi họng dị ứng (còn gọi là cảm lạnh), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm thanh khí quản. Những trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì dễ mắc các biến chứng đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn.... Từ đó dẫn đến tình trạng bé ho có đờm thở khò khè không dứt.

Cần làm gì khi trẻ ho có đờm?

- Cho trẻ uống nhiều nước: có thể là nước lọc hoặc nước trái cây, giúp làm loãng đờm và làm dịu cổ họng, giảm ho.

Đối với những trẻ còn bú mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều mà không cần uống thêm nước.

- Nên vỗ lưng cho trẻ thường xuyên để giúp máu ở phổi dễ dàng lưu thông, làm long đờm và dễ thải ra ngoài.

Cách làm rất đơn giản: cho bé nằm nghiêng, hơi chụm ngón tay lại thành nửa vòng, vỗ nhẹ lên lưng trẻ. Lực vỗ vừa phải, vỗ từ trên vai xuống. Khi trẻ nghiêng về bên nào thì vỗ vào bên còn lại. 2 bên thay phiên nhau. Thực hiện vỗ mỗi bên 2 – 3 phút, ngày 2-3 lần.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muỗi sinh lý. Thực hiện ngày 3 - 4 lần. Sau mỗi lần vệ sinh, mẹ hãy hút sạch dịch mũi, tránh tình trạng nước mũi chảy ngược vào trong.

- Cho trẻ uống siro ho: siro ho là lựa chọn hoàn hảo mẹ dành cho bé khi con bị ho có đờm. Hiện nay, trên thị trường có dòng siro ho LaminHerb giúp tiêu ho, long đờm hiệu quả. Đặc biệt với tinh chất cúc tím được nhập khẩu từ Tây Ban Nha lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam giúp trẻ điều hòa hệ miễn dịch, tạo miễn dịch nhớ, ngăn ngừa tái phát.

Nếu tình trạng ho của trẻ diễn biến nặng, ho lâu ngày không khỏi kết hợp với những biến chứng như trẻ mệt lừ, thở khó, bỏ ăn, sốt cao,... thì cha mẹ nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X