Hotline 24/7
08983-08983

Tìm hiểu công việc cấp cứu đột quỵ tại khoa Đột quỵ bệnh viện Quân Y 103

Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103 đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác điều trị, cứu sống rất nhiều bệnh nhân đột quỵ mỗi năm. Những thông tin cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khoa.

I. Giới thiệu Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân Y 103

Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103 được thành thành lập theo Quyết định số 200/QĐ/BV ngày 06/11/2006.

Chuyên cấp cứu, điều trị, can thiệp mạch thần kinh, dự phòng đột quỵ và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não và nguy cơ mắc đột quỵ não, với số lượng khoảng từ 1600 đến 1800 bệnh nhân/năm.

Đây cũng là cơ sở thực hành mặt bệnh đột quỵ não và đào tạo huấn luyện học viên đại học, sau đại học chuyên ngành Nội thần kinh.

Thành tích: Vào quý 3 năm 2019, Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân Y 103 đã trở thành trung tâm đột quỵ đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Bạch kim của WSO. Tiếp đó quý 1 năm 2020, Khoa Đột quỵ tiếp tục vinh dự giành được giải thưởng danh giá này.

Bác sĩ Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103Bác sĩ khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103 chăm sóc bệnh nhân (ảnh: qdnd.vn)

II. Yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ

  • Tăng huyết áp: > 140/90mmHg
  • Đái tháo đường: Glucose máu lúc đói > 7mmol/l
  • Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) > 23
  • Rối loạn lipid máu
  • Phình động mạch não

Ngoài ra còn các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Chế độ ăn không lành mạnh
  • Ít vận động
  • Uống rượu bia, thuốc lá
  • Tắm đêm
  • ...

III. Làm gì khi bị đột quỵ?

Đột quỵ gồm có đột quỵ nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch máu) và đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu).

Đột quỵ dẫn đầu về nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ 3 nguyên nhân tử vong. Cứ 6 người thì có 1 người bị cơn đột quỵ não trong đời và cứ 6 giây có một người qua đời vì đột quỵ.

1. Dấu hiệu đột quỵ

  • F (Face - Khuôn mặt): Đột ngột méo miệng, nhận biết bằng cách nói bệnh nhân cười, huýt sáo,... hoặc quan sát nét mặt thấy mất cân sứng
  • A (Arm - Cánh tay): Đột ngột yếu chân tay một bên, nhận biết bằng cách nói bệnh nhân giang tay ngang hoặc giơ thẳng tay xem có xệ 1 bên không.
  • S (Speech - Lời nói): Đột ngột thay đổi giọng nói, khó khăn hơn bình thường.
  • T (Time - Thời gian): Khẩn trương đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Khi xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng gồm liệt mặt, liệt chi, nói khó thì cần nghi ngờ ngay đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ não.

2. Việc nên làm khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

  • Đỡ người bệnh nằm xuống để tránh té ngã gây chấn thương
  • Đặt họ nằm ở nơi sạch sẽ, thoáng mát
  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng để không bị nôn ói hoặc chặn đường thở
  • Nới lỏng quần áo
  • Ghi nhớ thời gian xảy ra đột quỵ để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị
  • Gọi xe cấp cứu số 115 để được hỗ trợ

3. Việc không nên làm khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

  • Xoa dầu, cạo gió, cúng bái,...
  • Vỗ đập, lay người để bệnh nhân tỉnh lại
  • Để ở nhà theo dõi mong chờ người bệnh khỏe lại
  • Cho ăn, uống nước, ngậm kẹo sẽ làm bệnh nhân sặc và tắc đường thở
  • Tự ý cho uống thuốc
  • Không đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng xe máy

IV. Quá trình cấp cứu và kỹ thuật điều trị đột quỵ tại khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103

1. Quy trình cấp cứu đột quỵ

Cấp cứu đột quỵ là một quy trình khá phức tạp, tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, độ tuổi, nguyên nhân khởi phát, triệu chứng, thời gian,... mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, sẽ có những bước cơ bản như sau:

(Ảnh: Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103)

Bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ sau khi nhập viện sẽ được chụp CT hoặc MRI, tầm soát rối loạn nuốt.

Đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não sẽ được thực hiện tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong vòng 60 phút khi nhập viện.

Bệnh nhân được can thiệp tái thông bắt đầu chọc kim can thiệp dưới 120 phút.

Cuối cùng được điều trị dự phòng với thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Nếu bệnh nhân đột quỵ có liên quan tới rung nhĩ được điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông.

2. Kỹ thuật điều trị đột quỵ

- Điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: dùng thuốc làm tiêu cục máu đông, lưu thông mạch máu tại vị trí tắc nghẽn. Áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong vòng 3 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ.

- Đặt stent động mạch não: giúp nong rộng vị trí mạch máu bị hẹp do xơ vữa động mạch.

- Can thiệp mạch máu não:

  • Can thiệp nội mạch nút lò xo kim loại xử lý phình động mạch não
  • Can thiệp nội mạch lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học
  • Can thiệp nội mạch nút dị dạng động - tĩnh mạch não (AVM)
  • Can thiệp nội mạch nút mạch u não

- Chụp mạch máu não số hóa xóa nền

- Tiêm Botulinum toxin điều trị co cứng cơ sau đột quỵ

khám sức khỏeNên thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát cũng như điều trị bệnh tốt hơn

V. Một số phương pháp phòng ngừa đột quỵ

  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích
  • Ăn nhiều rau củ quả
  • Duy trì cân nặng
  • Duy trì huyết áp, đường huyết
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
Liên hệ Khoa Đột quỵ bệnh viện Quân y 103

261 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 069566748

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X