Hotline 24/7
08983-08983

Tiêm vắc-xin ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?

Em xin hỏi, em tiêm vacxin cúm, sởi, quai bị, Rubela để chuẩn bị mang thai thì có ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt không ạ? Từ ngày đi tiêm, em cảm thấy mệt, mọi tháng chu kỳ kinh nguyệt đều là 28 ngày nhưng tháng đầu tiên sau khi tiêm là chỉ có 19 ngày, máu kinh hơi đen chứ không như cũ. Em cảm ơn bác sĩ đã tư vấn cho em!

Chào bạn!

Số lượng máu ra của em có nhiều như máu kinh hàng tháng không? Em ra trong mấy ngày? Việc tiêm một số loại vắc- xin như cúm, sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai không ảnh hưởng gì gì đến chu kì kinh nguyệt của em. Khi em đi tiêm các loại vắc- xin chính là tiêm vi khuẩn, virus vào người nhưng chúng đã được làm yếu đi để cơ thể có khả năng sinh ra kháng thể và không bị mắc khi nhiễm những loại virus đó khi chúng xâm nhập vào cơ thể lần sau, vì vậy sau khi đi tiêm cùng một lúc mấy loại trên về em sẽ thấy mình mệt mỏi hơn thì cũng không có gì đáng ngại.

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động và gây ảnh hưởng đến chu kì kinh như tâm lý lo lắng, căng thẳng, stress, sức khỏe… Em bị ra máu vào khoảng ngày thứ 19 của chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể do rối loạn nội tiết hoắc máu ra do một tác động nào đó như sau khi quan hệ tình dục mà cổ tử cung bị viêm.

Em có thể theo dõi vòng kinh này, chú ý tránh những tác động từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến vòng kinh, ăn uống đầy đủ, ngỉ ngơi tốt, giữ cho sức khỏe và tinh thần luôn trong trạng thái tốt nhất, nhất là khi em đang chuẩn bị cho việc mang thai trong thời gian tới và dùng biện pháp tránh thai an toàn trong 3- 6 tháng sau khi tiêm phòng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Tiêm phòng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

>> Thuốc giảm đau làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt?

Kinh nguyệt được khái niệm là sự ra máu có chu kì, mỗi tháng một lần ở đàn bà đang trong độ tuổi sinh nở (tức là kinh nguyệt sẽ xảy ra giữa thời kỳ dậy thì và quá trình mãn kinh). Kinh nguyệt cũng bao gồm ngày hành kinh, ngày rụng trứng và chu kì kinh nguyệt.

Về độ tuổi khởi đầu của kinh nguyệt, trước kia, em chị gái thường khởi đầu có kinh ở độ tuổi 15-18. Nhưng hiện nay, do sự thay đổi của xã hội, đời sống của chúng ta cũng được nâng cao nên với những bạn nữ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt.

Về ngày có kinh nguyệt (còn gọi là ngày hành kinh hay ngày đèn đỏ), thường thì ngày đèn đỏ sẽ kéo dài 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp hành kinh 2 - 7 ngày cũng được gọi là thường nhật.

Về sự lặp lại của ngày đèn đỏ hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt được xem là thông thường ở phụ nữ trưởng thành thường là 21 tới 35 ngày. Đối với các bạn gái mới bắt đầu với kinh, do sự tăng trưởng chưa hoàn thiện của buồng trứng thì chu kì kinh nguyệt có sự động dao rộng hơn, thường trong khoảng 21 tới 45 ngày.

Có đến 95% nữ giới lúc “đến ngày” sẽ bị huyết trắng ra nhiều (ít gặp), đau lưng, đau bụng, nhức mỏi vai, buồn rầu, đổi thay tâm trạng… trong đó, 40% nữ giới bị các triệu chứng nặng và 5% mất khả năng làm việc vì những triệu chứng này. Y học gọi đây là các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Để giảm được những triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo lời khuyên sau đây của chúng tôi:

- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm sự chướng bụng và cảm giác đầy hơi.
- Hạn chế muối và các thức ăn mặn để giảm tình trạng ứ trệ dịch, tăng cân
- Nên ăn đa dạng các mẫu thực phẩm có carbohydrate, như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,… và những thực phẩm giàu canxi như sữa và những chế phẩm sữa, đậu nành,…
- Hạn chế sử dụng những chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá
- Ngủ đủ giấc
- Tập thư giãn bằng bí quyết tập hít thở sâu hay ngồi thiền để giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress
- Có thể dùng khăn ấm chườm lên bụng để giảm cảm giác đau bụng trong ngày đèn đỏ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X