Hotline 24/7
08983-08983

“Thủ phạm” gây đau khớp, viêm khớp là rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch suy yếu, nhiều người thường nghĩ đến nguy cơ nhiễm bệnh cảm, cúm hay gần đây nhất là Covid-19. Nhưng không phải ai cũng biết, rối loạn miễn dịch cũng chính là cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh xương khớp.

Khớp đau vẫn hoàn đau vì hệ miễn dịch rối loạn

Khi mắc bệnh xương khớp, nhiều người nghĩ ngay đến các biện pháp xoa dịu cơn đau tức thời như dùng thuốc giảm đau cấp tốc, đắp thuốc lá, uống thuốc nam... Tuy nhiên, TS Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM) khuyến cáo: Việc tự chẩn đoán và điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp bằng thuốc giảm đau hay các phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, phần lớn không khỏi bệnh mà còn gặp phải các tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước gây phù nề và bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, sụn khớp ngày càng bị bào mòn nghiêm trọng.

Điều trị bệnh khớp không đúng cách có thể khiến cơn đau kéo dài dai dẳng

Trong khi đó, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa (Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho hay, để loại bỏ cảm giác đau nhức xương khớp một cách an toàn, cải thiện hiệu quả viêm khớp, thoái hóa khớp, chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Những nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử chỉ ra, một trong những nguyên nhân sâu xa của các bệnh xương khớp là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình viêm và tự tấn công xương khớp của chính mình.

Con đường khiến hệ miễn dịch trở thành “thủ phạm” gây đau khớp, viêm khớp được các chuyên gia giải thích cụ thể như sau: Dưới tác động của những yếu tố như độc chất từ môi trường, khói thuốc lá, tuổi tác, di truyền, chấn thương... hệ miễn dịch có thể bị rối loạn, tăng sản xuất các chất gây viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma... Những chất gây viêm (cytokines) này trực tiếp tấn công, làm tổn thương màng hoạt dịch và hình thành phản ứng viêm tại khớp.

Phản ứng viêm lan rộng sẽ dần phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, khiến khớp bị bào mòn và biến dạng. Hậu quả là người bệnh cảm thấy đau nhức, căng cứng và sưng tấy, khó khăn trong việc cầm nắm, di chuyển, vận động, thậm chí bị tàn phế nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Màng hoạt dịch và sụn khớp bị tổn thương trước sự phá hủy của các yếu tố gây viêm

Điều hòa miễn dịch: Giải pháp giúp giảm đau xương khớp từ gốc

Phát hiện đau khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp là do rối loạn miễn dịch đã mở ra hướng điều trị mới cho người mắc bệnh xương khớp. Bên cạnh việc giảm đau, tái tạo sụn khớp để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh thì điều hòa miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp từ sớm.

Sau nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ dưỡng chất đặc hiệu, có khả năng điều hòa hệ miễn dịch ưu việt, gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate... (có trong JEX thế hệ mới). Khi đi vào cơ thể, các tinh chất này giúp ngăn sản sinh quá mức các tự kháng thể kháng sụn khớp và màng hoạt dịch, giảm các yếu tố tiền viêm như TNF-α, IL-1,2,6, interferon gamma… Từ đó giúp kiểm soát quá trình viêm, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp, hỗ trợ giảm đau nhức khớp và làm chậm thoái hóa khớp bền vững.

Bên cạnh khả năng điều hòa miễn dịch, các tinh chất quý trong JEX thế hệ mới khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích tế bào sụn tăng sản xuất chất nền, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn, xương dưới sụn, giúp tăng tốc độ hàn gắn tổn thương khớp, đồng thời cải thiện chất lượng dịch khớp. Khi sụn khớp chắc khỏe, màng hoạt dịch ổn định sẽ duy trì cấu trúc vững mạnh và đảm bảo chức năng cử động khớp linh hoạt, trơn tru.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả giảm đau, phòng bệnh khớp, mỗi người cũng cần chú ý các yếu tố nguy cơ như chấn thương, độc tố từ môi trường, thiếu chất, thừa cân/béo phì và vận động quá mức… Khi tập luyện, cần lưu ý vận động vừa sức, khoảng 30-45 phút/ngày, 5 ngày/tuần, tránh vận động quá mức vì sẽ gây áp lực lên khớp, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Nên đeo đai bảo vệ khớp gối, cổ tay… khi tập các môn thể thao dễ chấn thương như đá bóng, đạp xe, cử tạ… Riêng với bệnh nhân xương khớp, cần tập luyện theo một chương trình bài bản mà bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu thiết kế.

Tập luyện bài bản giúp tăng cường độ vững chắc cho xương khớp

Đồng thời, mỗi người cũng cần hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh. Thay vào đó, hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất, tăng cường rau xanh và trái cây tươi... vừa tăng sức đề kháng vừa giữ được cân nặng lý tưởng.

Phát hiện về rối loạn miễn dịch - “thủ phạm” gây đau khớp, làm tiến triển viêm khớp, thoái hóa khớp đã mở ra xu hướng mới trong dự phòng và điều trị các bệnh xương khớp hiện nay. Việc bổ sung các dưỡng chất giúp điều hòa miễn dịch từ sớm, kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa, kéo dài tuổi thọ xương khớp hiệu quả.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X