Hotline 24/7
08983-08983

GliritDHG là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Công dụng

Thuốc GliritDHG là thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 nhằm kiểm soát được nồng độ đường huyết. Thuốc được kết hợp điều trị với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục để gia tăng kiểm soát đường huyết tốt hơn. Sản phẩm GliritDHG được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Liều dùng

Liều khuyến cáo của Metformin

Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, một lần/ngày, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.

Liều dùng của GliritDHG

● Liều dùng ban đầu: thường uống 1 viên GliritDHG 500mg/2,5mg vào bữa ăn sáng. Nếu cần phải điều chỉnh liều, sau 2 tuần, tăng lên uống 1 viên GliritDHG 500mg/5mg

 Liều dùng tối đa: 2000 mg/ 20 mg/ ngày (4 viên GliritDHG 500mg/5mg/ ngày). Uống vào các bữa ăn.

●  Bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận

● Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.

● Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2

● Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/phút/1,73 m2. Đối với bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, cần đánh giá nguy cơ và lợi ích khi tiếp tục điều trị. Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.

Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod

Trên những bệnh nhân có eGFR năm trong khoảng từ 30 - 60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định

Tác dụng phụ

● Tác dụng không mong muốn thường gặp: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng; ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.

● Tác dụng không mong muốn ít gặp: loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm acid lactic.

● Tác dụng không mong muốn hiếm gặp: giảm thị lực tạm thời.

● Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

● Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

● Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

● Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

Làm gì nếu bạn sử dụng GliritDHG quá liều?

Các phản ứng hạ đường huyết có thể xảy ra do dùng quá liều, do tương tác với một số thuốc hoặc do sai lầm trong ăn uống. Các biểu hiện: nhức đầu, kích thích, bồn chồn, mồ hôi ra nhiều, mất ngủ, run rẩy, rối loạn hành vi, kém tỉnh táo, nhanh nhẹn.

Nếu bạn vô tình sử dụng GliritDHG quá liều, thì có thể khắc phục bằng cách ăn đường (khoảng 20 - 30 g) và báo ngay cho bác sĩ biết. Nếu người bệnh bị hôn mê, có thể bơm dung dịch đường saccharose hoặc glucose vào dạ dày hoặc truyền glucose vào tĩnh mạch.

Chống chỉ định

Chống chỉ định

● Bệnh nhân đã có tiền sử mẫn cảm với metformin, glibenclamid, sulfonamid, các thuốc lợi tiểu có hoạt chất là sulfonamid hoặc probenecid hay bất cứ thành phần  nào của thuốc.

● Đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 1).

● Đái tháo đường type 2 cho người dưới 18 tuổi.

● Đái tháo đường có biến chứng.

● Đái tháo đường khi có stress.

● Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết, chấn thương, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết, đường huyết tăng cao có hoặc không hôn mê, toan hóa máu nặng do tăng đường huyết, suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp.

● Tổn thương nặng gan hoặc thận, thiếu dinh dưỡng nặng. Các đợt diễn biến cấp của bệnh mãn tính.

● Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2)

● Nhiễm trùng nặng (như nhiễm trùng cuống phổi, nhiễm trùng đường tiểu,…)

● Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X