Hotline 24/7
08983-08983

"Thời gian vàng" trong điều trị đột quỵ là 3, 6 hay 24 giờ?

Bạn đọc thường bị nhầm lẫn về “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ, vì có nhiều mốc khác nhau, chẳng hạn như 3 giờ, 6 giờ, thậm chí là 24 giờ. Những cửa sổ điều trị này khác nhau như thế nào thưa bác sĩ?

AloBacsi đã có cơ hội được chứng kiến sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân đột quỵ khi đến đúng cơ sở y tế, đúng mốc thời gian nhưng cũng có trường hợp đáng tiếc mất đến 4 ngày để đến bệnh viện cách nhà 30 phút. Điều này cho thấy nhận thức về dấu hiệu, sơ cứu đột quỵ rất quan trọng.

Vậy, khi người thân bị đột quỵ cần xử trí như thế nào? Sai lầm nào cần tránh? Để cấp cứu đột quỵ, cơ sở y tế đó cần những điều kiện gì? Làm sao để đến đúng cơ sở y tế, không bỏ lỡ cơ hội sống?

Ngoài ra, bạn đọc thường bị nhầm lẫn về “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ, vì có nhiều mốc khác nhau, chẳng hạn như 3 giờ, 6 giờ, thậm chí là 24 giờ. Những cửa sổ điều trị này khác nhau như thế nào thưa bác sĩ?

Bác sĩ có thể chia sẻ một vài trường hợp cấp cứu đặc biệt trong thời gian qua được không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Đối với bệnh đột quỵ, chẩn đoán và điều trị sớm luôn đạt hiệu quả cao nhất, giúp bệnh nhân có cơ may phục hồi tốt nhất.

Ý nghĩa của thời gian vàng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ: Ngày nay, đối với các trường hợp tắc nghẽn mạch máu nhỏ, trong 4h30 từ lúc bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên đến lúc nhập viện. Nếu người bệnh đến trong khoảng thời gian 4h30 sẽ được sàng lọc và điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông. Thuốc này chỉ được sử dụng tại bệnh viện, bác sĩ chích thuốc vào tĩnh mạch bệnh nhân, thuốc đó đi vào vòng tuần hoàn làm tan các cục máu đông nhỏ.

Các bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch lớn, thời gian vàng được nới rộng một chút, tuy nhiên thời gian để điều trị hiệu quả nhất theo kinh nghiệm của tôi cũng như những khuyến cáo của thế giới là 6h đầu. Có nghĩa là nếu bệnh nhân bị đột quỵ tắc nghẽn các mạch máu lớn trên não nhưng không dược điều trị tốt trong khoảng thời gian 6h đầu thì việc điều trị càng xa, tổn thường não càng nặng và thậm chí có nhiều trường hợp lẽ ra cứu được thì bệnh nhân lại tử vong bởi đến bệnh viện quá muộn.

Vì vậy chúng tôi đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng các bệnh viện chuyên khoa sâu cấp cứu đột quỵ, điển hình là Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ đã đi vào hoạt động chính thức 3 tháng nay.

Khi chúng ta đã hiểu biết về thời gian vàng thì sẽ tránh được những quan niệm sai lầm như: coi bệnh đột quỵ là trúng gió nên cạo gió, vắt chanh, giật tóc mai, chích lễ… Nếu làm như thế, thì 1 phút trôi qua bệnh nhân đột quỵ sẽ mất 2 triệu tế bào thần kinh. Nếu nhân lên theo thời gian thì trong khoảng 1 giờ não của người bệnh gần như tàn phế.

Có những trường hợp rất gần bệnh viện nhưng mất 4 ngày mới đến bệnh viện do người bệnh được điều trị ở nhà, uống thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, chích lễ, đông y gia truyền… Vì vậy bà con nên tránh xa những sai lầm đó và điều trị sớm, phòng ngừa di chứng và điều trị dự phòng tái phát.

Đối với một bệnh viện có thể điều trị đột quỵ, điều kiện tối thiểu là chụp CT. Nếu bệnh viện không có máy CT thì không thể biết được bệnh nhân bị xuất huyết não hay nhồi máu não. Đối với bệnh nhân bị xuất huyết não không được phép chích thuốc làm tan máu đông, vì điều này sẽ tiễn bệnh nhân ra đi sớm hơn.

Xuất huyết não hay nhồi máu não được phân định sau khi chụp CT. Bệnh nhân đến bệnh viện có các triệu chứng điển hình của đột quỵ nhưng không thể biết được ở thể xuất huyết não hay nhồi máu não.

Theo thống kê, có 80% bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não, 20% là xuất huyết não. Mặc dù tỉ lệ đột quỵ nhồi máu não nhiều hơn nhưng chúng ta không được phép sử dụng các loại thuốc lẫn lộn giữa 2 nhóm. Cần phải chụp CT càng sớm càng tốt để trả lời bệnh nhân bị đột quỵ thể nào nhằm điều trị tốt nhất.

Tại bệnh viện, chúng tôi có thể xử lý bằng các phương pháp can thiệp trong lòng động mạch để lấy cục máu đông ra nếu bệnh nhân có những tắc nghẽn mạch máu lớn. Trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện muộn việc tái thông thường không hiệu quả và để lại di chứng nặng nề, thậm chí có thể tử vong. Cùng là mạch máu nên có thể khai thông được khi đến trong vòng 6h hay 10h, nhưng bệnh nhân đến trước 6h thì việc khai thông mạch máu não sẽ phục hồi tốt, nhưng sau 10h thì não không thể phục hồi được. Đó là ý nghĩa của thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ.

TS.BS Trần Chí Cường
Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ
Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM

TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ

Tiếp nối những thành công của chương trình tư vấn đột quỵ năm 2018, bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 12/2019, AloBacsi tiếp tục
phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang tái khởi động chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: Tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày; Tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và Tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn.


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X