Hotline 24/7
08983-08983

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào hợp lý?

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ngủ bao lâu là bình thường, bao lâu là bất thường? Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất lẫn tinh thần? Lời giải đáp sẽ có trong video tư vấn với BS Trương Hữu Khanh.

1. Vì sao trẻ ngủ nhiều vào 3 tháng đầu?

Xin BS cho biết, vì sao 3 tháng đầu trẻ ngủ nhiều vậy? BS có thể cung cấp lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời để các phụ huynh nắm rõ không ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Trẻ em có nhiều giai đoạn khác nhau, lúc nào cũng thế. Càng lớn, giấc ngủ rất quan trọng. Giấc ngủ giúp não lấy lại năng lượng, càng nhỏ các bé cần ngủ nhiều. Trẻ dưới 3 tháng sẽ ngủ nhiều. Có 2 nhiệm vụ chính đối với trẻ sơ sinh: bú và ngủ, do đó trẻ cần hạn chế thức và chơi.

Các bậc phụ huynh cần rèn tính ngủ đúng giờ cho trẻ sơ sinh vì trẻ nhỏ không hình dung được ngày và đêm, nếu trẻ ngủ ngày thức đêm sẽ rất cực. Nếu trẻ kéo dài thói quen này sẽ khó phân biệt trời sáng và tối. Vì vậy, cha mẹ cần rèn giấc ngủ cho trẻ. Ban ngày bé có thể bú và thức để chơi đùa. Ban đêm, bé cần ngủ. Làm được điều đó ta mới có thể đảm bảo được sinh hoạt của bé, người mẹ sẽ có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc em bé nhiều hơn.

2. Có nên đánh thức trẻ dậy để bú đúng giờ hay không?

Nếu bé sơ sinh ngủ bỏ qua cữ bú thì có nên đánh thức bé dậy không, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh:

Tùy theo độ tuổi của bé, bé dưới một tháng cần bú ít nhất 8 cữ một ngày (3 tiếng 1 cữ). Tuy nhiên, bé sẽ chìm vào giấc ngủ rất nhanh sau khi bú xong. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần xác định em bé này bú quan trọng như ngủ.

Các đánh thức trẻ dậy không phải là ngắt nhéo, thay vì thế cha mẹ cần gãi lòng bàn chân để đánh thức bé dậy. Bú xong bé sẽ ngủ tiếp. Trong trường hợp gãi chân nhưng bé không thức dậy thì ta sẽ cởi quần áo của trẻ ra dần dần. Khi ta cởi quần áo của trẻ ra, trẻ sẽ thức và ta cho trẻ bú ngay. Đó là cách đánh thức đối với trẻ dưới 1 tháng.

Đối với các bé tầm 2 tháng trở lên, năng lượng của bé đã nạp đủ qua ngày. Khi các bé đã bú đủ vào ban ngày, các bé sẽ ngủ xuyên đêm không cần dậy bú.

Nếu bé bú sữa ngoài, ta có thể xác định được lượng và tính được tầm tháng đó bằng cách lấy cân nặng của bé nhân cho 108. Đến 200 là đủ, lớn hơn chút nữa ta sẽ nhân cho 150. Nếu trẻ bú đủ vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ ngủ.

Với trẻ bú mẹ thì không thể đo trực tiếp lượng sữa mà quan sát trẻ có nước tiểu trong và bú tốt liên tục tức là trẻ có đủ năng lượng. Khi trẻ thức dậy, các bé sẽ rất vui vẻ.

Em bé tầm chừng 2 tháng sẽ bú đủ vào ban ngày, còn ban đêm thì không cần bú. Phụ huynh cần biết điều đó để đỡ lo lắng.

3. Cách điều chỉnh nhịp sinh hoạt cho trẻ nhỏ

Một số trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày, đến đêm lại thức dậy chơi. Cha mẹ nên làm gì để giúp bé điều chỉnh lại lịch sinh hoạt ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Chắc chắn ta phải tập cho các em bé. Trong một tháng bé có thể bú một ngày 8 cữ nhưng ta phải chia cữ ra để cho bé bú. Bé phải ngủ từ 8 giờ trong đêm bé chỉ thức bú một cữ thôi. Sáu hay bảy giờ sáng ta phải cho bé bú ban ngày khi bé thức dậy. Ta cần đánh thức trẻ dậy bú, ban đêm thì ta tắt đèn.

Khi bú, trẻ cũng rất ham chơi, lúc này ta không nên nhìn vào mắt trẻ, để bé bú xong rồi bé ngủ hoặc chơi. Nói chung, bé phải bú đủ bởi vì nếu bé không bú đủ thì buổi tối bé lại thức bú sữa.

Vì vậy, ta cần tập cho bé nhịp sinh học để bé quen dần với việc bú và thức. Ta cứ việc áp dụng 2 cách là gãi chân và cởi quần áo của trẻ ra để đánh thức trẻ bú đúng cữ.

4. Ngủ trưa có thực sự quan trọng đối với trẻ hay không?

Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu là đủ ạ? Nhiều trẻ mải chơi không chịu ngủ trưa thì cha mẹ có nên ép trẻ nằm yên hết giấc trưa không ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Giấc ngủ trưa rất quan trọng đối với trẻ, tuy nhiên trẻ không nên ngủ quá dài. Ngủ trưa quá dài sẽ làm thay đổi nhịp sinh học.

Ta cần chú ý đến nét mặt của trẻ, nếu bé buồn ngủ thì ta cần dỗ cho trẻ ngủ ngay. Giấc ngủ trưa từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều rất tốt cho trẻ. Do đó, ta cần canh thời gian sau khi ăn của trẻ để biết xem trẻ có bị mệt hay không. Tuy nhiên nếu bé muốn chơi tiếp thì cho bé chơi. Cho bé đi ngủ ngay khi mắt bé đờ đờ sẽ tăng hiệu quả giấc ngủ cho trẻ.

5. Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý?

BS Trương Hữu Khanh:

Trẻ từ 2 - 3.5 tháng đổ lại sẽ nằm ngửa trên khăn mỏng (chưa phải gối). Ta cần chèn gối để trẻ nằm đúng tư thế nhằm tránh móp đầu. Một số em bé cần được bó chặt như kén thì bé mới ngủ được, nhưng cũng phải tùy theo nhiệt độ nóng hay lạnh mà điều chỉnh. Ta cũng có thể đội nón hay mang vớ cho trẻ.

Ta cần cho trẻ nhỏ nằm ngửa và đầu thấp. Trường hợp bé bị nôn nhiều thì ta nâng đầu bé lên một chút, đối với trường hợp trào ngược thì ta dùng gối chống trào ngược cho trẻ. Khi trẻ đủ 2-3 tháng, trẻ có thể nằm theo tùy thích.

6. Nếu ngủ ít quá trẻ có nguy cơ kém phát triển chiều cao không?

Trường hợp bé ngủ quá ít hay quá nhiều so với độ tuổi thì có đáng ngại không, thưa BS? Nếu ngủ ít quá bé có nguy cơ kém phát triển chiều cao không ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Ngủ nhiều nhưng phải đủ thời gian ăn và chơi, ngủ nhiều nhưng ăn ít thì sẽ gây ốm, chỉ biết ngủ sẽ khiến cho đứa bé không tiếp xúc được thế giới bên ngoài. Vì vậy, ta cần biết thời gian ngủ của em bé. Ta cần cho trẻ ngủ đúng giờ để phát triển chiều cao, hormone tiết ra để phát triển chiều cao.

Ngủ ít sẽ khiến trẻ có sức đề kháng kém, ngoài ra thiếu ngủ sẽ khiến trẻ mất tập trung khi làm việc. Khi trẻ cần thức hay cần ngủ thì chúng không học được.

7. Độ tuổi nào bé sẽ sinh hoạt đúng với đồng hồ sinh học?

Nhờ BS hướng dẫn cách để bé sơ sinh quen dần với việc thức - ngủ theo đúng ban ngày - ban đêm? Ở độ tuổi nào thì trẻ có đồng hồ sinh học ổn định?

BS Trương Hữu Khanh:

Ta phải tập ngay từ đầu để giúp các bé thức đúng nhịp sinh học. Đứa bé thức dậy để bù cần nhiều năng lượng hơn giấc ngủ chủ yếu là em bé dưới một tháng. Sau khi trẻ bú nhiều lần, ta cần cho trẻ ngủ. Ta cần đánh thức trẻ dậy để bú đúng cách.

Sau khi trẻ bú, ta cần tắt đèn cho trẻ đi ngủ để đúng theo đồng hồ sinh học. Nếu ta làm tốt điều đó, trẻ sẽ có tập tính theo đồng hồ sinh học. Khi phát hiện trẻ có tập tính ngủ đêm nhưng không cần bú, ta cần tìm hiểu ngay chứ ta không nên đánh thức trẻ dậy bú.

Khi trẻ ngủ, đèn phải tắt phòng mát và đủ độ thoải mái. Các bậc phụ huynhh cần lưu ý điều này.

Đồng hồ sinh học phụ thuộc vào tập tính ban đầu và sở thích gia đình. Có một số trẻ nhỏ ngủ tốt, nhưng khi lớn lên các em lại thích thức khuya. Một phần là do thói quen gia đình và thói quen người lớn và cha mẹ chiều con thức khuya trong ngày lễ hội. Đừng vì thói quen hay thú vui để rồi thay đổi thói quen sinh học trong giấc ngủ.

8. Lời khuyên của BS dành cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc giấc ngủ cho con?

BS Trương Hữu Khanh:

Nhìn chung, giấc ngủ đối với con người rất quan trọng. Lúc đó, bộ não cần nghỉ ngơi và sạc lại năng lượng. Lúc đó, thời gian ngủ có thể tạo ra hormone để kích thích tăng trưởng, tăng sức đề kháng. Vì vậy, ta phải tính đúng thời điểm ngủ đúng.

Từ nhỏ ta cần rèn luyện thói quen ngủ trưa, ngủ đêm cho trẻ. Trong giấc ngủ, ta phải ngủ trong bóng tối đủ không gian mát để tạo cho em bé có thói quen sinh hoạt điều độ để phát triển toàn diện.

Trọng Dy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X