Hotline 24/7
08983-08983

Thoái hóa khớp gối nguy hiểm như thế nào?

Thoái hóa khớp gối không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây teo cơ, tàn phế suốt đời. Nếu trước đây căn bệnh này chỉ gặp ở người già thì nay đã xuất hiện ở người trẻ tuổi, thậm chí có người hơn 20 tuổi cũng đã bị thoái hóa khớp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoái hóa khớp là nguyên nhân gây tàn tật cho ít nhất 10% dân số trên 60 tuổi. Trong các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối chiếm 1/3 dân số lớn tuổi.

Trước đây, thoái hóa khớp và cột sống xảy ra ở người già, người lớn tuổi, nhưng gần đây xuất hiện cả ở những 30 tuổi, thậm chí có người hơn 20 tuổi cũng đã bị thoái hóa hóa khớp và cột sống.

Đối với người già người cao tuổi là do hậu quả của quá trình sinh học nhưng đối với những người trẻ tuổi là do lối sống thụ động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, các tư thế làm việc không phù hợp. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời.

Thoái hóa khớp gối gây tàn tật cho ít nhất 10% dân số trên 60 tuổi

1. Nguy cơ tàn phế, bại liệt vì thoái hóa khớp gối!

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp, sụn bị thoái hóa làm cho khả năng đệm của khớp gối giảm đi, khiến cho xương bị chà xát vào nhau gây đau đớn, sưng, cứng khớp và giảm khả năng vận động của đầu gối.

Nhiều trường hợp thoái hóa khớp gối đến điều trị trong giai đoạn muộn vì lý do ngại điều trị, sợ phẫu thuật dẫn đến việc tự ý chữa trị bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng vận động như cứng khớp, hạn chế vận động, đi lại khó khăn, phải sử dụng nạng.

Nặng hơn nữa là gây ra các biến chứng nghiêm trọng gây biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài, teo cơ, chứng vôi hóa sụn khớp. Thậm chí còn gây bại liệt, tàn phế.

Không chỉ gây ra vấn đề ở xương khớp, bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tăng cân, ít tập thể dục dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gout.

Mặt khác, triệu chứng của thoái hóa khớp gối không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh khác và gây chủ quan, bỏ qua dấu hiệu cảnh báo khiến cho việc điều trị càng thêm khó khăn.

2. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp

Nghe tiếng lạo xạo khi khớp cử động, đau đầu gối, sưng, cứng khớp là những dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm:

Tiếng lạo xạo khi khớp cử động: Trong bệnh lý thoái hóa khớp gối, cái dễ nhìn thấy nhất là tình trạng hư hại dần dần của lớp sụn khớp khiến cho việc cử động khớp không còn dễ dàng nữa, những tiếng kêu rào rạo từ việc sụn khớp bị hư hại là điều chúng ta có thể cảm thấy được khi cử động khớp gối.

Đau đầu gối: Triệu chứng thường gặp nhất của thoái hóa khớp gối là đau đầu gối. Cơn đau này thường trở nên tồi tệ hơn với một số hoạt động gây căng thẳng thêm cho khớp, chẳng hạn như khi ngồi xổm hoặc đi lên cầu thang.

Sưng: Ở giai đoạn trễ hơn, thỉnh thoảng bệnh nhân hay có những đợt tràn dịch khớp gối làm gối sưng to khiến bệnh nhân cử động gập duỗi gối khó khăn nhất là gập gối hay có cảm giác bị căng tức. Màng bao khớp gối bị sưng dày lên làm tiết dịch trong gối, gây đau nhức về ban đêm do hiện thượng viêm.

Cứng khớp: Ma sát xương và sưng khớp gối làm cho đầu gối cảm thấy cứng. Một số người chỉ có thể bị cứng khớp gối trong khoảng 30 phút vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài.

Đỏ và ấm: Da trên đầu gối có thể trở nên đỏ và ấm. Đặc biệt, nếu dấu hiệu này xuất hiện kèm với sưng thì nên đi khám ngay lập tức.

Đầu gối kém linh hoạt: Các động tác của khớp bị hạn chế, nhất là thoái hóa đầu gối từ trung bình đến nặng có thể gây khó khăn cho việc uốn cong hoàn toàn hoặc duỗi thẳng đầu gối.

Mặt khớp xương bị biến dạng: Bệnh nhân sẽ chuyển từ trạng thái chỉ đau khi di chuyển sang đau vào ban đêm và sưng khớp gối. Gối bắt đầu bị vẹo dần dần vào trong (chiếm đa số) hay vẹo ra ngoài. Bệnh nhân sẽ thấy mình lùn đi, chân bị cong.

3. Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Mặc dù có những đặc điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán thoái hóa khớp gối nhưng nó lại không có triệu chứng đơn độc nào đặc hiệu cao, thường nhẫm lẫn với những bệnh khác.

Vì thế, để chẩn đoán xác định có thực sự là thoái hóa khớp gối hay không cần dựa vào thăm khám lâm sàng của bác sĩ và các thăm dò cận lâm sàng, chủ yếu là chụp X-quang, siêu âm khớp gối, nội soi khớp gối, chụp cộng hưởng từ MRI… Qua các hình ảnh đó, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra chẩn đoán chính xác. Hơn nữa còn giúp xác định mức độ tổn thương để đưa ra hướng điều trị phù hợp với bệnh nhân, phòng ngừa các biến chứng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối như điều trị nội khoa bằng thuốc (Paracetamol, NSAID, ức chế COX-2, Diacerein…), phẫu thuật nội soi (cắt lọc, tạo vi gãy xương kích thích tủy, cấy tế bào sụn tự thân), ghép sụn, cắt xương sửa trục, thay khớp và liệu pháp tế bào gốc.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho quá trình lão hóa khớp chậm đi, như nhóm thực phẩm rau quả tươi, các acid béo có lợi như omega-3

Bên cạnh việc điều trị thì lối sống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến trình cải thiện bệnh.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho quá trình lão hoá khớp chậm đi, do đó người thoái hóa khớp gối cần ăn uống tăng cường nhóm thực phẩm rau quả tươi, các acid béo có lợi như omega-3 (cá biển, hạt chia, đậu nành…), các vitamin đặc biệt là vitamin C. Tránh ăn các loại thức ăn quá nhiều năng lượng như thức ăn chiên xào, dầu mỡ, tinh bột, đồ ngọt, nước có gas… vì nguy cơ gây tăng cân, làm cho bệnh khớp xấu đi.

Người bệnh thoái hóa khớp gối cần tránh những động tác tập luyện quá mạnh, đột ngột như xoay gối, cúi gập người

Người bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể tập thể dục, miễn đúng và đủ, tham gia những môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đạp xe đạp, dưỡng sinh... Tránh những động tác quá mạnh, đột ngột như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Vì những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối.

4. Bí quyết phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối nên duy trì cân nặng hợp lý và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách khi còn trẻ để giúp xương khớp khỏe mạnh. Tránh các tư thế không phù hợp trong sinh hoạt, làm việc; hạn chế ngồi xổm, mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp. Nên khám sức khỏe định kỳ và đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi thấy có bất thường ở khớp.

Song song với đó là bổ sung dưỡng chất cho xương khớp. Việc sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên là một trong những giải pháp chinh phục được cả người bệnh lẫn giới khoa học. Trong đó có gừng và tiêu đen.

Gừng và tiêu đen chứa những hoạt chất tốt cho người bệnh đau khớp

Các nhà khoa học Nhật đã chứng minh rằng chất men zingibain có trong gừng là loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu.

Còn thành phần piperine có trong hạt tiêu đen giúp ức chế một gene làm phát triển bệnh viêm khớp. Nó cũng làm giảm sản xuất prostaglandin (một chất gây viêm). Hạt tiêu đen còn có chứa chất chống ôxy hóa, dồi dào vitamin C giúp sụn khỏe mạnh.

Sản phẩm MyVita Joint đã vận dụng hài hòa những phương thuốc đến từ thiên nhiên, kết hợp giữa gừng, hạt tiêu đen và ứng dụng với công nghệ, hoạt chất của y học hiện đại như: Collagen Type II, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate, sulfur MSM (Methyl Sulfony Methane) giúp giảm đau kháng viêm xương khớp, không gây nóng và không gây kích ứng dạ dày.

MyVita Joint giúp hồi phục và tái tạo mô sụn khớp, tăng tính linh hoạt vận động khớp. Hỗ trợ liệu pháp điều trị thoái hóa khớp, đau nhức khớp.

Hoàng Thúy

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900 54 54 69 hoặc truy cập tại:
Website: http://www.myvitajoint.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/xuongkhopchackhoe/
Trang Thương mại điện tử: https://nali.vn/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X