Hotline 24/7
08983-08983

Thoái hóa khớp gối chữa thế nào?

Chào chuyên gia, tôi năm nay 53 tuổi, thời gian gần đây tôi hay bị đau nhức khớp gối, đặc biệt là những lúc vận động nhiều. Tôi đi khám và được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối. Xin cho biết có những loại thuốc nào để trị bệnh này?

Chào bạn,

Thoái hóa khớp gối là một bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi. Hiện tại có thể khẳng định chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì vận động khớp. Việc dùng thuốc gì để điều trị phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, trọng lượng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo. Tuy nhiên, chúng tôi có thể kể đến một số loại thuốc thường được dùng là:

- Thuốc giảm đau đơn thuần: paracetamol được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp nhẹ, kết hợp với chế độ vận động hợp lý.

- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh. Do trong bệnh thoái hóa khớp có kèm hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp nên việc dùng thuốc nhóm này có tác dụng tốt đối với bệnh.

- Thuốc corticoid: Không được dùng corticoid đường toàn thân (prednisolon, dexamethason) uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Đây là sai lầm mà nhiều bệnh nhân hay thầy thuốc không chuyên khoa thường mắc phải. Thuốc này dùng đường tiêm nội khớp có hiệu quả đối với các dấu hiệu chức năng của bệnh như giảm đau, cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên, chỉ được tiêm khớp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp và trong điều kiện vô trùng tuyệt đối tại cơ sở y tế chuyên khoa.

- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: đây là nhóm thuốc điều trị cơ bản có tác dụng chậm (thường sau 2- 4 tuần) nhưng hiệu quả điều trị được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Tuy nhiên, thường phải dùng kéo dài từ 1-2 tháng hoặc hơn mỗi đợt và cần nhắc lại liệu trình điều trị sau một thời gian nghỉ.

- Liệu pháp bổ sung chất nhày bằng muối natri của acid hyaluronic: thuốc có tác dụng bao phủ và bôi trơn bề mặt sụn khớp, ngăn cản sự mất sụn, có tác dụng giảm đau và cải thiện biên độ vận động khớp. Tiêm natri hyaluronat có trọng lượng phân tử cao vào nội khớp bị thoái hóa sẽ bổ sung độ tiết dịch nhờn cho khớp. Thuốc thường dùng tiêm vào các khớp lớn như khớp gối. Cần tuân thủ điều kiện tiêm tương tự tiêm corticoid nội khớp.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng Viên khớp GHV Bone để giúp giảm đau an toàn, tái tạo và phục hồi sụn khớp, xương dưới sụn. Song song với việc bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, bạn cũng cần hạn chế đi lại những nơi gồ ghề, không nên leo cầu thang nhiều để hạn chế gây tổn thương cho khớp.

Chúc bạn sức khỏe!

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808

Bạn đọc tham khảo phóng sự về anh Nguyễn Thành Hoan (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cùng hành trình thoát khỏi 12 năm thoái hóa khớp gối.

>> Xem thêm:

12 năm thoái hóa khớp gối nay đã không còn lo lắng

8 thực phẩm có hại cho xương khớp của bạn

Top 13 loại rau, củ, quả tốt cho xương khớp bạn nên ăn mỗi ngày

Tác dụng của bột đạm thủy phân trong điều trị thoái hóa khớp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X