Hotline 24/7
08983-08983

Thoái hóa cột sống có thể gây liệt cấp tính

Thoái hóa cột sống, bệnh nhân sẽ có nguy cơ yếu chi hoặc thậm chí gây liệt cấp tính nếu vận động đột ngột.

Thoái hóa cột sống hay nói một cách khác là tình trạng lão hóa của cột sống. Bệnh lý này xảy ra ngày càng tăng dần theo độ tuổi. Nhiều nhận định cho biết trên 45 tuổi tỷ lệ người thoái hóa cột sống phát hiện trên phim Xquang 65%, và tăng lên 80% ở những người trên 65 tuổi.

Tuy nhiên có một số bệnh lý hoặc bẩm sinh hay mắc phải có thể làm cho quá trình thoái hóa cột sống diễn tiến sớm hơn, ví dụ người bệnh có tật cột sống như gù, vẹo cột sống, hoặc dính cột sống, dư đốt sống, thiếu đốt sống, hoặc có những bệnh lý gây tổn thương cột sống, nhiễm trùng, lao cột sống, hoặc bệnh tự miễn, cột sống dính khớp, hoặc những chấn thương không được can thiệp đúng cũng làm tổn thương cấu trúc của đốt sống, làm tình trạng thoái hóa xảy ra sớm hơn.

Tóm lại, thoái hóa cột sống nếu có những yếu tố nguy cơ gây tình trạng thoái hóa xảy ra sớm hơn thì nên giải quyết tận gốc.

Bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên thế giới.

Bệnh còn gây nguy hiểm nếu chẳng may thóa hóa đốt sống xảy ra ở những vị trí dây thần kinh đi ra; hoặc kèm theo thoái hóa đĩa đệm, sẽ mất độ đàn hồi, thiếu nước, dễ vỡ, phình ra và chèn vào đường đi của thần kinh và người bệnh hay than phiền các triệu chứng của đau thần kinh tọa.

Nếu lặp đi lại lại kéo dài có thể làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống vì không thể làm việc. Hoặc nằm những vị trí làm hẹp ống sống, bệnh nhân có nguy cơ yếu chi. Bi thảm hơn, nếu vận động đột ngột gây đứt vỡ đĩa đệm và chui xuống dưới, chèn cấp tính ở những vị trí như chùm đuôi ngựa, có thể gây liệt cấp tính, bí tiểu.

Do đó, bệnh có thể nhẹ và có thể nặng, do thói quen và hoạt động của con người. Chúng ta đừng coi thường bệnh để tránh gây ra những hậu quả không đáng có.

Nhất là những người trẻ làm việc văn phòng, nên “bớt làm biếng”, và hãy thay đổi tư thế, đứng dậy đi lại nhiều hơn để hệ thống cơ khớp cả chi trên và chi dưới được vận động đúng mức, nhẹ nhàng.

Các bạn có thể lưu ý một số điểm sau:

- Không nên ở một tư thế quá lâu: lắng nghe cơ thể của mình, nếu ngồi lâu cảm thấy mỏi thì nên thay đổi tư thế.

- Nếu ngồi một chỗ cũng nhớ co duỗi chân ra vào, bẻ cổ chân để khối cơ cẳng chân được vận động, tác động lên thành mạch, làm cho máu lưu thông.

- Nếu làm việc với máy vi tính nhiều thì nên có một miếng đệm êm-mỏng-nhỏ lót dưới tay, hạn chế hội chứng ống cổ tay.

- Độ cao của bàn ghế phù hợp để tránh hội chứng vai gáy. Vùng thường đau nhất là đốt sống cổ và lưng.

- Tránh xách nặng hay với quá cao, quá xa để hạn chế tổn thương chóp xoay ở vai.

Thêm một mẹo nhỏ là không để đồng hồ báo thức sát giờ phải dậy, có thể đặt chuông sớm hơn 10-15 phút để cơ thể có thời gian chuyển từ trạng thái tĩnh sang động, nằm tại giường khởi động cơ thể (tương tự khởi động cơ thể trước khi tập thể dục) rồi mới ngồi dậy. Tránh tình trạng là vừa thức giấc đã bật dậy ngay.

Nội dung được trích dẫn từ livestream: Phòng tránh bệnh lý xương khớp và mất ngủ cho dân văn phòng ngay tại nhà, phát sóng lúc 15g ngày 30/6 trên kênh AloBacsi.com. Chương trình có sự tư vấn của BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, BV Nhân dân 115 và BS.CK2 Trần Minh Khuyên - Trưởng khoa Tâm thần kinh và Trị liệu tâm lý, Phòng khám BVĐH Y Dược TPHCM.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X